Thủ Tục Cần Làm Sau Khi Sinh Con Tại Nhật

Thủ Tục Cần Làm Sau Khi Sinh Con Tại Nhật

Sau khi sinh xong, bạn sẽ nhận được giấy chứng sinh 出生証明書(しゅっせいしょうめいしょ) từ bệnh viện và phải đi làm nhiều thủ tục như dưới đây.

(4)Nếu cha hoặc mẹ có visa lao động/trong vòng 30 ngày sau khi sinh con ở Nhật Bản

Nếu đứa trẻ được sinh ra trong khi cha mẹ đang ở Nhật Bản với visa lao động, tình trạng cư trú của đứa trẻ sẽ là “lưu trú gia đình”. Bạn phải nộp đơn xin tư cách lưu trú trong vòng 30 ngày sau khi sinh con, nhưng nếu bạn rời khỏi Nhật Bản trong vòng 60 ngày kể từ khi sinh con thì không cần làm bước này.

Những đứa trẻ do người nước ngoài sinh ra tại Nhật Bản không mang quốc tịch Nhật nên để trẻ có được tư cách cư trú hợp pháp thì cha mẹ cần tiến hành thủ tục xin visa cho con tại Nhật.

Việc nộp hồ sơ phải thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi sinh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương. Vì thế việc chuẩn bị hồ sơ trước khi em bé sinh ra là điều cần thiết.Thực tế, đứa trẻ khi được sinh ra thì được quyền cư trú hợp pháp trong 60 ngày. Điều đó có nghĩa là trường hợp đứa trẻ sẽ xuất cảnh ra khỏi Nhật Bản trong vòng 60 ngày thì không cần thiết phải thực hiện thủ tục này.

Diễn biến thủ tục xin visa:

◆ Thông báo tới nơi làm việc, thảo luận về chế độ nghỉ sinh/nghỉ chăm con

Nhiều mẹ bầu khi biết mình mang thai sẽ lo lắng về việc nên thông báo cho công ty vào lúc nào và nói như thế nào. Ở Nhật, thông thường bạn nên báo với công ty vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ và thảo luận về chế độ nghỉ thai sản (nghỉ trước khi sinh và nghỉ sau khi sinh) và nghỉ chăm con nhỏ. Trường hợp bị mệt mỏi do ốm nghén, bạn cũng có thể liên hệ sớm với công ty.

Nghỉ trước sinh: Bạn có thể xin nghỉ từ 6 tuần trước ngày dự sinh (14 tuần đối với trường hợp sinh đôi trở lên). Thủ tục thanh toán tiền lương và chế độ tùy từng công ty.

Nghỉ sau sinh: Bạn không thể trở lại làm việc trong vòng 8 tuần kể từ khi sinh con. Tuy nhiên, 6 tuần sau khi sinh, nếu được sự đồng ý của bác sĩ thì bạn có thể đi làm nếu công ty yêu cầu.

Nghỉ chăm con: Người lao động nam và nữ có con dưới một tuổi có thể đề xuất với công ty để được nghỉ chăm con trong thời gian mong muốn cho đến khi con tròn một tuổi.

乳幼児医療費助成 (nyuuyouji iryouhi josei): Trợ cấp y tế cho trẻ

Đây là thủ tục đăng ký trợ cấp y tế cho con. Con sẽ được cấp giấy khám bệnh miễn phí gọi là 医療券 (iryouken) có thể dùng khi đi khám bệnh tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Giấy này có thể lấy ngay trong cùng ngày cùng nơi đăng ký khai sinh cho con ở trên. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết khi đến đăng ký khai sinh.

児童手当 (jidou teate): Trợ cấp hàng tháng cho trẻ

Đây là khoản trợ cấp cho trẻ được nhận hàng tháng. Từ khi mới sinh đến 3 tuổi con được nhận 15.000 yen/ tháng. Từ 3 tuổi đến khi đi học tiểu học con được nhận 10.000 yen/ tháng (cho con đầu và con thứ hai), từ con thứ 3 trở đi được nhận 15.000 yen/tháng. Học sinh trung học được nhận 10,000 yen/ tháng.

Khoản trợ cấp này sẽ được gửi vào cuối mỗi tháng nên bạn hãy làm thủ tục đăng ký này trước ngày cuối cùng của tháng mà con ra đời thì sẽ được lợi hơn (đặc biệt là đối với các bé sinh gần cuối tháng)

*** Trong trường hợp gửi bưu điện bạn photo thẻ bảo hiểm, sổ ngân hàng, thẻ cư trú, giấy thông báo số my number, giấy chứng nhận thu nhập và giấy yêu cầu chứng nhận đã điền sẵn và đóng dấu, gửi tới kuyakusho.

*** Trong trường hợp phải nộp 課税証明書 (kazei shoumeisho) thì bạn sẽ phải liên hệ với kuyakusho ở tỉnh/ thành phố bạn ở trước đây và yêu cầu họ gửi giấy này về địa chỉ hiện tại. Vì thủ tục làm trợ cấp cho con phải hoàn thành trong vòng 15 ngày sau khi sinh nên bạn có thể nộp trước các giấy tờ khác cho kịp thời hạn và nộp kazei shoumeisho sau.

◆ Đơn xin trợ cấp cho trẻ em (Trong vòng 15 ngày sau khi sinh con ở Nhật Bản)

Đây là chương trình trợ cấp quốc gia, với mục đích hỗ cho các bậc cha mẹ đang nuôi con sau khi đủ 15 tuổi và trước khi hoàn thành năm thứ 3 bậc trung học cơ sở (ngày 31 tháng 3). Nơi nộp đơn là thành phố có thẻ cư trú. Hồ sơ đăng ký gồm hóa đơn chứng nhận trợ cấp trẻ em (sửa đổi số tiền) tải từ trang web hoặc nhận tại văn phòng của các chính quyền địa phương, giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận My Number, sổ tiết kiệm hoặc thẻ tiền mặt đứng tên người nộp đơn và thẻ bảo hiểm y tế của người nộp đơn, v.v. Bạn có thể phải xuất trình cả bản sao hộ chiếu nếu ngày nhập cảnh sau ngày cơ sở tính thuế. Nếu số tiền dưới mức giới hạn thu nhập, mỗi tháng bạn sẽ nhận được 10.000 đến 15.000 yên, trả gộp làm ba lần một năm, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và số trẻ trong gia đình.

◆ Đơn xin trợ cấp chi phí y tế cho trẻ em (trong vòng 3 tháng sau khi sinh con tại Nhật Bản)

Nếu bạn có thẻ cư trú tại Nhật Bản và đã tham gia Bảo hiểm Y tế toàn dân hoặc Bảo hiểm Xã hội, bạn sẽ được trợ cấp chi phí y tế cho trẻ sơ sinh khi sinh con. Độ tuổi của con, giới hạn thu nhập của bố mẹ và tỉ lệ tự chi trả khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương. Địa điểm nộp hồ sơ là chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Những giấy tờ cần nộp bao gồm: giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế của trẻ (nếu không kịp chuẩn bị thì có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế của người giám hộ), con dấu và số cá nhân (My Number) của trẻ.

Quá trình mang thai và sinh con tại Nhật Bản sẽ đòi hỏi nhiều loại thủ tục khác nhau. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt và thực hiện thuận lợi những thủ tục này.

Liên hệ KYODAI GROUP để biết thêm thông tin về cuộc sống – du học – việc làm Nhật Bản

Khi bắt đầu sinh sống, học tập và làm việc tại một đất nước nào đó chắc chắn có những thủ tục cần thiết để có thể dễ dàng sinh hoạt hơn. Vậy chúng ta cần làm những thủ tục đăng kí gì sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản?

1. Thẻ lưu trú dành cho du học sinh Nhật

Thẻ lưu trú tại Nhật có giá trị giống như căn cước công dân tại Việt Nam. Trên thẻ sẽ ghi đầy đủ những thông cá nhân, ngày nhập cảnh, ngày hết hạn, và tư cách bạn đang lưu trú tại Nhật. Có một lưu ý đặc biệt quan trọng đó là đằng sau thẻ lưu trú, có in con dấu xác nhận làm thêm 28 tiếng/ tuần. Dấu này sẽ được đóng vào đằng sau thẻ khi chúng ta làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay. Nếu không nhận được dấu xác nhận này thì sẽ không được phép làm thêm công việc bán thời gian. Vậy nên, đối với các bạn du học sinh, phải đặc biệt hết sức lưu ý về vấn đề này. Vì nếu như quên, thủ tục xin cấp lại dấu làm thêm sẽ mất thêm nhiều thời gian. Tất nhiên là trong thời gian đó sẽ không được làm thêm bất kì công việc nào.

Không những thế, thẻ lưu trú còn có vai trò rất quan trọng đối với các thủ tục hành chính sau này, nên các bạn hãy giữ gìn thậc kĩ, tránh làm mất hoặc cho ai khác mượn nhé.

2. Đăng kí địa chỉ bạn sẽ sống hiện tạiMỗi công dân sống ở Nhật chỉ được công nhận hợp pháp khi đằng sau thẻ lưu trú có đăng kí địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn. Dù là bạn ở kí túc xá hay tự thuê nơi ở bên ngoài thì cũng phải nhanh chóng đến cơ quan hành chính(市役所) nơi bạn sinh sống để đăng kí thủ tục này nhé.

Vì sao con dấu lại cần thiết?Ở Nhật, khi làm các thủ tục hành chính, thay vì kí tên bằng chữ kí, thì người Nhật sẽ dùng con dấu cá nhân. Ví dụ như khi đăng kí mở thẻ ngân hàng, hợp đồng thuê nhà v.v những thủ tục này hầu như bắc buộc phải đóng dấu. Vì thế có nhiều bạn du học sinh không biết đến vấn đề này nên đã gặp một số trục trặc khi đăng kí các thủ tục cần thiết.

Làm con dấu như thế nào ?Đối với du học sinh, các bạn có thể đến các cửa hàng dụng cự như daiso, 100yen shop…Và khi làm con dấu cũng cần có giấy đăng kí nhé. Cũng có trường hợp trường học sẽ chuẩn bị trước con dấu cho du học sinh. Các bạn chỉ cần thanh toán lại phí sau khi đến Nhật. Do là du học sinh nên về chất liệu cũng như là mẫu mã là không cần thiết nên giá sẽ giao động từ 100 yên đến 1000 yên.

Một trong những thứ không thể thiếu nữa đó chính là thẻ ngân hàng. Bạn có thể nhận lương, nhận tiền từ người thân ở Việt Nam. Bên cạnh đó tài khoản ngân hàng còn có thể dùng để thanh toán tự động các khoản phí như: tiền thuê nhà, tiền sim hay tiền wifi hàng tháng. Dưới đây là một số ngân hàng thông dụng tại Nhật Bản:

Ngoài phát hành thẻ ATM, ở Nhật còn phát hành thêm sổ tài khoản通帳 (tsuuchyo). Chúng ta có thể thực hiện dao dịch bằng cả sổ và thẻ rất tiện lợi.

5. Bảo hiểm bắt buộc với du học sinh tại Nhật

Đối với du học sinh thì dường như bảo hiểm là bắc buộc. Các bạn cần phải đăng kí một loại bảo hiểm gọi là Bảo hiểm quốc dân 国民健康保険 (kokumin kenkou hoken). Bảo hiểm giúp giảm một phần chi phí khi các bạn khám tại các bệnh viện ở Nhật. Địa điểm đăng kí bảo hiểm cũng ở tòa thị chính 市役所(shiyakusyo), thông thường sẽ đăng kí cùng với thời điểm đăng kí địa chỉ lưu trú.

6. Hợp đồng điện thoại, sim Không đơn giản như ở Việt Nam là chỉ cần mua một chiếc sim, và một chiếc điện thoại là có thể sử dụng được. Ở Nhật có 3 nhà mạng toàm quốc lớn:

Bạn cần tìm hiểu xem giá cước, chất lượng đường truyền và cân nhắc kĩ trước khi đăng kí nhé. Vì sim của mỗi nhà mạng chỉ tích hợp được trên điện thoại cùng hãng của nhà mạng. Về hợp đồng và giá cước cũng khá là phức tạp, nên cần hiểu rõ nhu cầu sử dụng của bản thân, để lựa chọn gói dịch vụ hợp lí cho bản thân sử dụng lâu dài tránh lãng phí nhé. Bởi vì việc chuyển sang một nhà mạng khác cũng cần thủ tục cắt hợp đồng và mất chi phí khoảng 9500 yên. Có thể tham khảo ý kiến của các anh chị senpai đi trước để hiểu hơn về dịch vụ này.

Trên đây là những thủ cần thiết ai cũng phải biết khi đến Nhật. Tuy thủ tục có hơi phiền phức những hãy cố gắng hoàn thành nó trong vòng 1 tuần đầu tiên nhé. Việc hoàn thành sớm các thủ tục sẽ giúp cho những kế hoạch phía sau dễ dàng và thuận lợi hơn đó ^^.

Công ty cổ phần Seishin thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên đào tạo Nhật ngữ, tư vấn du học và việc làm tại Nhật

Địa chỉ: 154 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Hotline: Anh Lê Tuấn  - 038 683 2699