Đồ Nữ Siu Xinh Nhất Việt Nam 2024 Là Bao Nhiêu Tuổi

Đồ Nữ Siu Xinh Nhất Việt Nam 2024 Là Bao Nhiêu Tuổi

HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư vòm họng,… Việc tiêm vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất để ngăn ngừa những bệnh này. Vậy, độ tuổi nào là phù hợp nhất để tiêm vắc xin HPV? Có thể tiêm vắc xin sau độ tuổi khuyến nghị hay không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về độ tuổi tiêm HPV, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân và gia đình.

Bảng lịch tiêm phòng HPV theo nhóm tuổi

Nếu tiêm mũi 2 cách mũi 1 dưới 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Lịch tiêm phòng HPV 3 mũi cho trẻ em trai gái, thanh niên nam nữ từ 9 – 14 tuổi:

Vì sao người trên 27 tuổi cần tiêm chủng HPV?

Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% nam giới và 20% nữ giới trong độ tuổi 18 – 59 bị nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao gây ung thư. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng và cơ thể có khả năng tự đào thải virus sau 6 – 24 tháng. Tuy nhiên, khoảng 20% số ca nhiễm HPV không được đào thải hoàn toàn, dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục sau 6 – 10 tháng và sau khoảng 20 – 25 năm phát triển âm thầm, các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, âm đạo, âm hộ, hầu họng sẽ xuất hiện và gây ra các gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Đặc biệt, HPV có khả năng tái nhiễm, nghĩa là sau khi cơ thể đã đào thải virus, người bệnh vẫn có thể nhiễm lại.

Trong khi đó, độ tuổi 27 – 45 là giai đoạn mà nhiều người có xu hướng hoạt động tình dục mạnh mẽ, thậm chí một số người có đời sống tình dục “phóng khoáng” và thiếu an toàn, là điều kiện thuận lợi cho HPV lây truyền. Do đó, việc tiêm vắc xin HPV ở nhóm tuổi này không chỉ bảo vệ người tiêm chống lại các chủng HPV nguy cơ cao mà còn ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV chưa bị nhiễm có trong vắc xin, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm HPV, đặc biệt ở những người có nhiều bạn tình. Điều này cũng giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến điều trị các bệnh do HPV gây ra.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu lâm sàng về vắc xin Gardasil 9 cho thấy hơn 99% người tiêm có huyết thanh dương tính, tức là có kháng thể bảo vệ đối với tất cả 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) trong vắc xin vào tháng thứ 7 sau khi tiêm chủng (tức 1 tháng sau khi hoàn thành phác đồ). Điều này chứng minh rằng, độ tuổi tiêm HPV từ 27 – 45 có đáp ứng kháng thể hoàn toàn không thua kém so với nhóm tuổi 16 – 26.

Vì vậy, tiêm ngừa HPV cho người trên 27 tuổi là vô cùng cần thiết nhằm phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra. Việc này đảm bảo sức khỏe tình dục và giảm thiểu các nguy cơ ung thư liên quan đến HPV, làm tăng chất lượng cuộc sống.

HPV tiêm khi nào tốt đối với nam?

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng có nguy cơ nhiễm HPV cao. Theo CDC, mỗi năm ở Mỹ có hơn 15.000 nam giới mắc bệnh ung thư do HPV gây ra. Đến 4/10 trường hợp bệnh nhân nam mắc ung thư là do virus HPV gây ra.

Nhiều người vẫn thắc mắc nam giới có thể được độ tuổi tiêm chủng HPV không, câu trả lời là CÓ. Nếu ở nữ đã có các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung do HPV gây ra như Pap smear thì vẫn chưa có biện pháp nào để xác định ung thư hậu môn, ung thư dương vật… do HPV ở nam.

Tiêm vắc xin HPV có thể được xem là sự lựa chọn tối ưu đối với nam giới để tránh những tác động tiêu cực của virus HPV. Các bạn nam nên tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, vaccine hiệu quả hơn khi người tiêm chủng chưa quan hệ tình dục.

Trẻ em nam từ 9 đến trước 15 tuổi cũng được xem là độ tuổi tiêm chủng HPV tốt nhất vì mang đến hiệu quả phòng bệnh cao. Sau độ tuổi này, hiệu quả của vaccine có thể giảm đi nhưng nam giới vẫn được khuyến khích tiêm chủng.

Xem thêm: Trước khi tiêm HPV cần làm gì?

Vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhất là khi tiêm chủng sớm. Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư liên quan đến HPV, bao gồm ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, và ung thư âm hộ. Ở nữ giới, vắc xin đã giúp giảm hơn 80% các trường hợp nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung kể từ khi được phổ biến vào năm 2006.

Đối với nam giới, tiêm vắc xin HPV đặc biệt quan trọng vì tỷ lệ ung thư vòm họng do HPV gây ra đang gia tăng. Vắc xin còn giúp ngăn ngừa ung thư hậu môn và dương vật, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV nguy hiểm cho bạn tình. Ngoài ra, vắc xin còn mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài mà không cần tiêm nhắc lại sau khi hoàn thành đúng phác đồ tiêm.

Vắc xin có hiệu quả phòng ngừa trong nhiều năm sau khi hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin HPV và không cần tiêm nhắc lại. Theo thống kê, Cervarix và Gardasil-4 duy trì hiệu quả phòng bệnh đến hơn 10 năm, và Gardasil-9 duy trì hiệu quả ít nhất 6 năm.

Ngoài ra, việc tiêm phòng sớm giúp nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch, kịp thời sản sinh kháng thể để chống lại virus, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo khuyến cáo, người tiêm trước 15 tuổi chỉ cần hoàn thành 2 mũi tiêm. Nếu tiêm sau độ tuổi này, bạn cần tiêm đủ 3 liều để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Cụ thể:

Lưu ý: Phác đồ tiêm có thể thay đổi tùy vào thể trạng của người bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết lịch tiêm chi tiết.

Các câu hỏi thường gặp về độ tuổi tiêm HPV

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về độ tuổi HPV:

Tiêm ngừa HPV từ lúc 9 tuổi có quá sớm không?

Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất và đúng độ tuổi khuyến cáo, vì vậy độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc xin HPV là từ khi trẻ lên 9 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì với những thay đổi rõ rệt về cơ thể. Bé gái có thể bắt đầu nổi mụn và có kinh nguyệt, trong khi bé trai sẽ bắt đầu mọc râu và phát triển chiều cao nhanh chóng. Không chỉ có những thay đổi về thể chất, trẻ còn trải qua những cảm xúc đầu đời, quan tâm đến ngoại hình để thu hút sự chú ý của người khác giới. Do đó, sự quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ lúc này là rất cần thiết.

Một điều đáng lo ngại là độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu đang có xu hướng trẻ hóa, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV sớm hơn. Phụ huynh không nên nghĩ rằng con mình còn nhỏ mà bỏ qua việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV. Virus này không gây bệnh ngay sau khi nhiễm, mà có thể tiềm ẩn và phát triển thành ung thư sau 15 - 20 năm đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hoặc chỉ sau 5 - 10 năm ở những người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm HPV kéo dài có thể gây ra nhiều loại ung thư, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Vì vậy, việc phòng ngừa HPV từ sớm, trước khi trẻ tiếp xúc với virus, sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Đừng để các căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ hay ung thư hầu họng ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của con trẻ. Hãy chủ động tiêm phòng HPV cho con ở độ tuổi 9 và gặp bác sĩ để được tư vấn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đã quan hệ tình dục có cần tiêm vắc xin HPV không?

Có! Dù bạn là nam hay nữ, đã có quan hệ tình dục, đã sinh con hay chưa, hoặc ngay cả khi đã nhiễm HPV, việc tiêm vắc xin HPV vẫn rất quan trọng và cần thiết nếu bạn nằm trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi. Ngay cả khi đã nhiễm một hoặc một số chủng HPV, việc tiêm vắc xin vẫn giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu để bảo vệ chống lại các chủng HPV khác có trong vắc xin. Hơn nữa, kháng thể tự nhiên sau khi nhiễm HPV chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và không bền vững. Do đó, việc tiêm vắc xin còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm những chủng HPV đã từng nhiễm.

Thêm vào đó, trước khi tiêm vắc xin, bạn không cần phải làm xét nghiệm để xác định mình có đang nhiễm HPV hay phân loại các chủng HPV. Chỉ cần đảm bảo sức khỏe của bạn ổn định, vắc xin HPV vẫn có thể được tiêm cho những người đã quan hệ tình dục và lên đến 45 tuổi.

Xem thêm: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Đã quan hệ tình dục có cần tiêm vắc xin HPV không?

CÓ! Dù bạn là nam hay nữ, đã quan hệ tình dục hay đã sinh con hay chưa, thậm chí bất kể tình trạng đã nhiễm HPV, miễn bạn vẫn còn trong độ tuổi tiêm HPV từ 9 – 45 tuổi, việc tiêm vắc xin HPV vẫn rất cần thiết và mang lại hiệu quả miễn dịch cao. Ngay cả khi bạn đã từng nhiễm một hoặc một số tuýp HPV, việc tiêm vắc xin HPV vẫn cung cấp khả năng sản sinh kháng thể đặc hiệu, chủ động bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các tuýp HPV khác có trong vắc xin. Quan trọng hơn, các kháng thể sinh ra sau khi nhiễm trùng HPV tự nhiên chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và không bền vững. Do đó, việc tiêm vắc xin HPV còn đóng vai trò ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm các tuýp HPV đang nhiễm hoặc đã nhiễm trước đây.

Ngoài ra, trước khi tiêm vắc xin, không cần phải tiến hành xét nghiệm xác định sự hiện diện của HPV hay phân loại tuýp HPV đang bị nhiễm. Chỉ cần đảm bảo tình trạng sức khỏe đạt yêu cầu, việc tiêm vắc xin HPV cho những người đã quan hệ tình dục đến 45 tuổi hoàn toàn có thể tiến hành.

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi tiêm HPV?

Độ tuổi tiêm phòng HPV là 9 – 45 tuổi. Sau độ tuổi này được xem là tiêm ngoài độ tuổi. Nếu phòng ngừa bệnh ngoài độ tuổi này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Hiệu quả của vắc xin đối với việc tiêm phòng ngoài 45 tuổi vẫn chưa được chứng minh. Ngoài ra, việc tiêm phòng còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các phản ứng phụ không mong muốn.