Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Tư Pháp Quốc Tế

Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Tư Pháp Quốc Tế

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các quốc gia trên thế giới đã cùng tham gia xây dựng một cơ chế toàn cầu cho hoạt động đầu tư thông qua đàm phán các điều ước quốc tế về đầu tư, thương được gọi là các hiệp định đầu tư quốlc tế (hiệp định đầu tư).

Cá biệt hoá các QPPL vào trường hợp cụ thể

Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức. Ví dụ như sau:

+ Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm. (Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ,... khi tham gia giao thông...)

Các quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện

Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ví dụ như sau:

+ Gia đình bà A và bà B là hàng xóm, nhưng mối quan hệ hàng xóm này luôn có xích mích. Bà B kiện bà A lấn chiếm đất vườn nhà bà B khi xây dựng chuồng gà. Hai gia đình xảy ra mâu thuẫn, bà B đã gửi tờ đơn kiện bà A ra UBND xã. UBND xã tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên,cả 2 bên vẫn chưa có tiếng nói chung. Bà B quyết định kiện bà A lên Tòa án nhân dân huyện. Sau quá trình xác minh, Tòa tuyên án bà A phải trả lại phần đất đã lấn chiếm cho gia đình bà B. Tuy nhiên, bà A đã chống đối, cản trở cơ quan thi hành án làm nhiệm vụ. Để thi hành dứt điểm vụ việc, Chi cục thi hành án dân sự huyện đã ban hành quyết định cưỡng chế bà A phải tháo dỡ chuồng trại, bàn giao lại mặt bằng đất cho bà B.

=> Cơ quan thi hành án đã áp dụng pháp luật theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lại công bằng cho bà B, trong đó sử dụng cả biện pháp cưỡng chế.

Áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng. Áp dụng pháp luật thể hiện bằng nhiều hình thức: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, hay thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Ví dụ như sau:

+ Trưởng Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh A do lái xe có sử dụng rượu, bia, làm phát sinh quan hệ về trách nhiệm hành chính giữa nhà nước và anh A. Anh A bị lập biên bản nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, bị tịch thu bằng lái xe 1 tháng vì có hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe.

Áp dụng pháp luật mang tính tương tự và ví dụ

Áp dụng pháp luật tương tự là giải quyết vụ việc pháp lý cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chung.

Áp dụng pháp luật tương tự có thể được thể hiện dưới hai dạng:

+ Thứ nhất, áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Tức là có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này.

+ Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật. Tức là có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.

Để hiểu rõ hơn, ví dụ thực tiễn áp dụng pháp luật tương tự như sau :

Một bản án về tranh chấp hợp đồng góp hụi có nội dung như sau: “Trong các năm 2023, bà A tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà B, ông C làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà A tham gia 1 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 18/09/2023 âm lịch thì bà B tuyên bố vỡ hụi ngưng khui.

Bà A đã đóng hụi số tiền là 18.000.000 đồng nên khi bà B vỡ hụi, bà A yêu cầu buộc bà B, anh C trả lại cho ông và bà A số tiền hụi”.

Khi này, Tòa án đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A. Buộc bà B và ông C cùng có trách nhiệm trả cho bà B số tiền 18.000.000 đồng.

Khi này, Tòa án có thể áp dụng các quy định của Nghị định 19/2019/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp. Do pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp, nên trong vụ kiện này, Tòa án đã áp dụng tương tự pháp luật.

Việc bà A yêu cầu bà B, anh C cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 8 Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoatieu.vn về vấn đề Ví dụ về áp dụng luật. Mời các bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

BP - Quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài, tại Điều 765 của Bộ luật dân sự hiện hành có quy định như sau: 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cách quy định như trên là không đầy đủ và không phù hợp. Bởi vì, trong giao dịch dân sự có pháp nhân tham gia với tư cách là một bên quan hệ, việc xác định xem một pháp nhân có tư cách thực hiện một giao dịch dân sự hay không và thực hiện như thế nào phải căn cứ vào quy chế riêng của pháp nhân chứ không phải căn cứ vào năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Quy chế riêng của pháp nhân bao gồm: Thứ nhất là những giao dịch dân sự mà một pháp nhân có thể tham gia (cụ thể ở nước ta hiện nay, điều này được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ hai, trình tự thành lập và giải thể pháp nhân. Thứ ba, đại diện của pháp nhân theo pháp luật (điều này được quy định trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ tư, thanh lý tài sản của pháp nhân. Theo pháp luật của phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay, quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch.

Ngoài ra, theo ý kiến của tôi thì cần bỏ Khoản 2, Điều 765: Vì thứ nhất là nếu hiểu năng lực pháp luật của pháp nhân là những trường hợp giao dịch dân sự mà pháp nhân có thể tham gia theo quy định của pháp luật thì phải được xác định theo pháp luật quốc gia mà pháp nhân có quốc tịch. Thứ hai, khi tham gia vào các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tại quốc gia sở tại, pháp nhân nước ngoài có một số quyền nhất định. Đó là, các pháp nhân nước ngoài có thể thực hiện một số hợp đồng không cần có sự cho phép đặc biệt. Thông thường đó là các hợp đồng thương mại với các cá nhân và pháp nhân quốc gia sở tại có quyền ký kết các hợp đồng đó. Trong khi thực hiện các hợp đồng trên, pháp nhân nước ngoài không thể viện dẫn vào những hạn chế về quyền hạn của đại diện pháp nhân mà hạn chế đó xa lạ với pháp luật của các quốc gia nơi đại diện của pháp nhân thực hiện hợp đồng; pháp nhân nước ngoài có quyền bảo vệ lợi ích của mình tại tòa án quốc gia sở tại không cần một giấy phép đặc biệt.

Điều này được thừa nhận ở các quốc gia vì mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài cũng như nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, việc thừa nhận đó là cần thiết để đảm bảo cho các pháp nhân quốc gia sở tại cũng có quyền như vậy ở quốc gia nước ngoài tương ứng; các pháp nhân nước ngoài có quyền đặt các chi nhánh đại diện theo trình tự của pháp luật quốc gia sở tại; các pháp nhân nước ngoài có quyền tham gia vào một số lĩnh vực nhất định theo các giấy phép đặc biệt (trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài). Như vậy, việc quy định như trên là không cần thiết và không phù hợp. Do đó, điều này cần được sửa lại như sau: “Quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch”.

Như vậy, cách quy định này vừa khách quan và công bằng với cả pháp nhân Việt Nam và pháp luật nước ngoài, vừa khắc phục được chỗ hổng của pháp luật nước ta. Đồng thời, điều này sẽ vừa thúc đẩy các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển vừa nâng cao uy tín trật tự pháp lý của nước ta. Bởi, trong lĩnh vực pháp luật dân sự, việc điều chỉnh pháp luật càng đảm bảo sự tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể bao nhiêu thì lợi ích chính đáng của các bên càng được bảo vệ tốt bấy nhiêu.

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

+ Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND vừa là hình thức thực hiện pháp luật của UBND, vừa là hình thức UBND tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do đó hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai hiện hành quy định