Vườn Chôm Chôm Long Khánh

Vườn Chôm Chôm Long Khánh

Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng : Hoàng Nam ( Bến Tre)

TTO – Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam từ ngày 4-10-2022. Đây là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Chiều 17-10, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) tổ chức công bố các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái bưởi Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Ông Hoàng Trung – cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – cho biết sau hơn 5 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu trái bưởi tươi của Việt Nam.

Như vậy, trái bưởi tươi của Việt Nam (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Nước Mỹ có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây, mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu.

Trong khi đó, cả nước ta có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch. Riêng ĐBSCL có khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn… Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và trái bưởi tươi nói riêng tiếp cận thị trường Mỹ.

Về quy định khi xuất khẩu, ông Nguyễn Quang Hiếu – trưởng phòng hợp tác quốc tế và truyền thông Cục Bảo vệ thực vật – cho biết theo quy định của Mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý trái bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động thực vật của Mỹ (APHIS).

Trái bưởi không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; được xử lý chiếu xạ và được Cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại Mỹ quan tâm bao gồm các loại ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae, sâu đục quả Prays endocarpa và các loại nấm Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana.

Đặc biệt lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp quản lý đối với nấm Cylindrocarpon lichenicola và Phyllosticta citriasiana, như loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói và phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả.

Đồng thời loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống quả ngắn hơn 2,5cm vẫn còn gắn vào quả).

Bên cạnh đó, các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Mỹ phải được xử lý chiếu xạ với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

“Trường hợp không tuân thủ thì lô hàng có thể bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc xử lý lại nếu có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Vùng trồng có liên quan sẽ bị tạm dừng xuất khẩu để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục” – ông Hiếu cảnh báo.

Để triển khai chương trình xuất khẩu bưởi sang Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các bên liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt sẽ tập trung tập huấn cho người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về các yêu cầu nhập khẩu của Mỹ.

Đồng thời, thực hiện đăng ký, duy trì mã số vùng trồng xuất khẩu và điều kiện nhập khẩu bưởi vào Mỹ, giám sát chặt chẽ sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ tại vùng trồng, bảo đảm tránh tái lây nhiễm sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói.

Trái bưởi sẽ được xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ được Mỹ công nhận dưới sự giám sát của APHIS và Cục Bảo vệ thực vật đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu.

Nguồn báo tuổi trẻ https://tuoitre.vn/trai-buoi-viet-nam-muon-xuat-sang-my-can-dap-ung-yeu-cau-gi-20221017160242671.htm

Giới thiệu về Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng

Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng nằm tại Tân Phú, Châu Thành, tỉnh Bến Tre, một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Với vị trí địa lý đắc địa, khu du lịch nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85km về phía Đông Nam.

Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng ở Bến Tre đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể. Ban đầu, khu vườn này chỉ là một khu vườn nhỏ thuộc huyện Hoàng Nam, nơi chôm chôm và sầu riêng được trồng nhiều nhất. Tuy nhiên, nhờ vào sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương, khu vườn đã được tái tạo và phát triển thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Với không gian xanh mát và tràn đầy hoa quả, du khách có thể tận hưởng không chỉ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn được tham quan, thưởng thức và mua sắm các sản phẩm từ chôm chôm và sầu riêng tại đây. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp và thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo của vùng đất Bến Tre.

Với những điểm đến du lịch chôm chôm – sầu riêng hấp dẫn ở Bến Tre, Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng chắc chắn là một địa điểm thú vị mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm tỉnh này.

Tham gia trồng cây và thu hoạch trái cây

Để có trải nghiệm thú vị và cảm nhận sự gắn kết với thiên nhiên, du khách có thể tham gia vào hoạt động trồng cây và thu hoạch trái cây tại khu du lịch. Bạn sẽ được hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây, cùng với việc thu hoạch trái cây tươi ngon từ vườn.

Sau khi tham quan và trồng cây, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản.  Món ăn tại khu du lịch được chế biến từ các loại nguyên liệu tươi ngon, mang lại hương vị độc đáo và hấp dẫn.

Với những hoạt động và trải nghiệm đa dạng, Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng ở Bến Tre là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và thưởng thức hương vị độc đáo của chôm chôm và sầu riêng.

Thăm quan vườn chôm chôm và sầu riêng

Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng ở Bến Tre là một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp của vườn chôm chôm và sầu riêng. Du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng những hàng cây chôm chôm và sầu riêng xanh mướt, tạo nên một cảnh quan tươi mát và dễ chịu.

Trải nghiệm văn hóa và đời sống nông thôn

Khu du lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng ở Bến Tre là một điểm đến lý tưởng để trải nghiệm văn hóa và đời sống nông thôn của người dân địa phương. Du khách sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống của người dân nông thôn, tìm hiểu về các công việc truyền thống như làm đồ gốm, làm nông, hay chế biến các sản phẩm đặc trưng của vùng đất này.

Tận hưởng không gian thiên nhiên yên bình và tươi mát

Ngoài ra, khi tham quan Khu Du Lịch Vườn Chôm Chôm – Sầu Riêng ở Bến Tre, du khách còn có cơ hội tận hưởng không gian thiên nhiên yên bình và tươi mát. Cảnh quan xanh mướt của các cây trái và mùi hương dễ chịu từ các loại trái cây sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị và thư giãn cho du khách. Đây là điểm đến lý tưởng để trốn xa sự ồn ào và căng thẳng của cuộc sống thành thị.

Quý khách muốn đăng ký tour xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Du Lịch Vinh Tour tại Cần Thơ

địa chỉ: 9A4 – 2T2 đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Google Map: https://maps.app.goo.gl/qG2qjVdVcPNMm9vw5

Ngày 28-11, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức lễ xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang thị trường Mỹ. Đây là loại trái cây thứ 7 được phép nhập khẩu vào Mỹ, sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Theo ông Trần Thanh Nam – thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu bưởi Việt Nam.

Việt Nam hiện có 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền.

“Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn… Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và quả bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ”, ông Nam nói.

Bà Ngô Tường Vy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – đơn vị đảm nhận việc xuất lô bưởi đầu tiên sang nước Mỹ, cho biết: “Trong thời gian qua, chúng ta đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia Mỹ. Sau buổi lễ xuất khẩu, chúng ta cần hoàn thiện lại các chuỗi liên kết. Trong thời gian tới, mục tiêu của Chánh Thu là đưa trái bưởi vào các chuỗi hệ thống siêu thị lớn như Costco, Walmart”.

Ông Trần Ngọc Tam – chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho biết hiện nay trong bảy sản phẩm cây ăn quả của Việt Nam được xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì Bến Tre có ba sản phẩm gồm: bưởi, nhãn, chôm chôm.

Trước sự kiện lô bưởi đầu tiên được xuất sang Mỹ, ông Tam cho biết tỉnh Bến Tre đã có những hướng dẫn cụ thể cho bà con sản xuất theo hướng chuyên sâu, hướng đến xuất khẩu sản phẩm chủ lực ở thị trường xuất khẩu tiềm năng.

“Với diện tích trồng bưởi khoảng 10.000ha, hằng năm cho sản lượng trên 200.000 tấn, tỉnh đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân chăm sóc vườn bưởi theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng; chú trọng đến các đối tượng kiểm dịch thực vật phía Hoa Kỳ quan tâm; xây dựng các vùng trồng, tổ chức sơ chế, đóng gói sau thu hoạch đảm bảo đúng quy định”, ông Tam nói.

Đến nay cả nước đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Đắk Nông) được cấp mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng diện tích 752ha, sản lượng dự kiến 13.105,6 tấn.

Bến Tre là một trong 10 địa phương được cấp mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải vượt qua 5 tiêu chuẩn này

Thông tin trên fanpage của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giới thiệu về quả thanh long với những ưu điểm như giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng xứ cờ hoa. Việc một loại trái cây nhiệt đới được ca ngợi trên đất Mỹ có thể là một tín hiệu tốt cho nhiều loại trái cây Việt.

Từ lời giới thiệu trên fanpage Ngày 19.3, trên fanpage chính thức, USDA đã có một status ngắn gọn giới thiệu về quả thành long như sau: “Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya (tiếng Thái Lan), là một loại trái cây nhiệt đới có nhiều chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt”. Có thể thấy, chỉ cần một vài lời giới thiệu ngắn gọn, chừng mực nhưng súc tích trên fanpage của USDA cũng khiến nhiều doanh nghiệp, người trồng thanh long nức lòng.

Điều đáng ghi nhận là ngay sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều lời nhận xét tích cực của người dân nước này dành cho trái thanh long – một trong những sản phẩm trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tài khoản Facebook Tricia Braid, Leydi Chu bày tỏ sự yêu thích dành cho trái thanh long trong khi tài khoản Facebook có tên Karen Hoag tiết lộ, giá bán loại quả này tại siêu thị địa phương khá đắt đỏ, giá bán lẻ lên đến 6,99 USD/lb. Thanh long là 1 trong 6 loại quả của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa và xoài). Trong đó, thanh long là mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lên đến hàng nghìn tấn mỗi năm. Được biết, từ năm 2008, những trái thanh long đầu tiên của vựa thanh long Bình Thuận đã có mặt ở thị trường Mỹ. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, số lượng thanh long xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng. Nhưng con đường xuất khẩu thanh long vào Mỹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Còn nhớ năm 2009, chỉ sau 1 năm những trái thanh long đầu tiên được sang xứ cờ hoa, nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với thị trường này do vận chuyển bằng đường biển mất quá nhiều thời gian, làm giảm chất lượng trái thanh long, trong khi vận chuyển bằng máy bay thì chi phí quá đắt đỏ. Những năm sau đó, các điểm yếu dần được khắc phục bằng công nghệ chiếu xạ giúp kéo dài thời gian bảo quản, trái thanh long lại tìm đường sang Mỹ dù số lượng còn khiêm tốn. Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khoảng 3.000 tấn thanh long, gấp 2,5 lần so với cả năm 2012. Nhu cầu lớn nhưng đòi hỏi cao

Theo thông tin từ USDA, Mỹ có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây nói riêng, quả và quả hạch ăn được nói chung. Mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi ở Mỹ lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại là trái cây tươi nhập khẩu (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn). Đây sẽ là dư địa rất lớn cho trái cây Việt Nam như thanh long, vú sữa, nhãn, xoài… Ông Nguyễn Thành Phước – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt- Bảo vệ thực vật Sóc Trăng (địa phương vừa đưa được trái vú sữa sang thị trường Mỹ) cho biết, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ, nhà vườn phải được cấp mã code và đáp ứng các yêu cầu như phải bao trái, tuân thủ không dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được phép sử dụng. Để đạt được yêu cầu này, cán bộ Chi cục Trồng trọt- BVTV Sóc Trăng phối hợp cùng Trung tâm Kiểm dịch thực vật tổ chức tập huấn cho các nhà vườn về kỹ thuật canh tác, bao trái, danh mục thuốc cấm sử dụng của Mỹ. Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, sau nhiều năm đàm phán, trái cây Việt Nam đã mở cửa được nhiều thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm như Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand cho 5 loại trái cây chính là thanh long, nhãn, xoài, vải và vú sữa. Riêng đối với thị trường Mỹ, sau 10 năm đàm phán, quốc gia này đã chấp nhận mở cửa cho Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa và mới đây nhất là xoài, nâng số lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này lên con số 6. Tuy vậy, theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính, gồm vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NNPTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn. Trong đó, để đáp ứng và được cấp mã số vùng trồng, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thứ nhất, vùng trồng phải có diện tích tối thiểu 10ha. Thứ hai, vùng trồng phải định vị trên Google Maps, có danh sách các hộ nông dân tham gia, diện tích, giống và phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Thứ ba, các hộ dân được cấp mã số và phải thực hiện ghi chép nhật ký (không bắt buộc sản xuất GAP). Thứ tư, đối với trái nhãn phải thực hiện bao trái trước thu hoạch 3 tuần và vú sữa phải bao trái sớm hơn để tránh ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, không được sử dụng 5 loại hoạt chất hóa học phía Mỹ cấm trong quá trình sản xuất. Đây là 5 tiêu chuẩn cần có để Cục bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Tiêu chuẩn đã có, điều còn lại là các doanh nghiệp, nông dân cần liên kết để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía thị trường này.