Trường Phái Nghệ Thuật

Trường Phái Nghệ Thuật

Giai đoạn giữa thế kỷ XIX, hoàng đế Napoléon III thực hiện một số cải cách quan trọng ở Pháp. Với lĩnh vực nghệ thuật, Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp – Académie des Beaux-Arts nắm quyền kiểm định trong ngành nghệ thuật.

Bút họa trường phái Ấn tượng: Vẽ những gì mà bản thân nhìn thấy

Các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng thường vận dụng sự biến hóa của ánh sáng, bảng màu chưa qua pha trộn vào trong tranh vẽ. Họ tập trung vào việc nhận thức tri giác, vẽ những gì mà họ nhìn thấy hằng ngày và yêu thích môi trường sáng tác ngoài trời.

Họa sĩ trường phái Ấn tượng không còn đánh giá cao những cảnh quan mang tính cổ điển, thay vào đó họ thể hiện khung cảnh người dân Paris tận hưởng cuộc sống đầy giản dị: giao lưu trong quán cà phê, bơi thuyền và dã ngoại bên bờ sông Seine, hoặc ở vùng quê.

Bên cạnh đó, các họa sĩ quan tâm đến việc “bắt” những khoảnh khắc thoáng qua mà giữ lại trong tranh. Một yếu tố độc đáo trong trường phái Ấn tượng là các họa sĩ thường vẽ ngoài trời, tìm kiếm mối quan hệ mật thiết hơn với thiên nhiên.

Họ cho rằng cách duy nhất để truyền tải trọn vẹn những hiện tượng tự nhiên là hoàn thành tranh vẽ ở ngoài trời. Lối tiếp cận này đã đặt ra vấn đề thực tiễn là phải làm sao để hoàn thành tác phẩm ở điều kiện ánh sáng và thời tiết thay đổi? Giải pháp cho việc này là các họa sĩ phải làm việc thật nhanh, chọn khổ tranh tương đối nhỏ, đồng thời đơn giản hóa các dạng hình, thường không vẽ chi tiết hoặc thêm thắt đường viền rõ ràng.

Lợi thế của trường phái Ấn tượng chính là không mất thời gian pha màu mà chỉ cần vẽ những vệt hoặc nét cọ ngắn để đạt được hiệu ứng. Tuy nhiên, các tác phẩm lại thường sơ sài hoặc không có bút họa rõ rệt, đây chính là nhược điểm, nhận về nhiều tranh cãi gay gắt.

Từ khoảng những năm 1850, tranh in Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở phương Tây, với lối tiếp cận đầy mới mẻ đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào. Đa phần họa sĩ trường phái Ấn tượng đều chịu ảnh hưởng từ phong cách này ở mức nhất định. Ngoài ra, nhiếp ảnh cũng tác động mạnh đến quá trình sáng tạo.

artLIVE – Trường phái Ấn tượng là một phong trào có sức ảnh hưởng rộng khắp và trở thành “trụ cột” của nghệ thuật hiện đại. Trường phái này phát triển toàn diện nhất ở Pháp trong những năm 1860, nhưng các biến thể lại phổ biến ở nhiều nơi khác.

Trường phái Ấn tượng là một trong những trào lưu mở đầu cho giai đoạn nghệ thuật hiện đại. Ra đời vào cuối thế kỷ XIX, trường phái Ấn tượng bắt đầu bởi một nhóm các nghệ sĩ Pháp khi họ tiến hành loại bỏ các quy ước, giới hạn của hội họa truyền thống.

Các nghệ sĩ tập trung khai phá những nhận thức chủ quan của riêng mình, thay vì đi theo lối mòn cũ là chỉ đơn thuần phác họa một cách khách quan về thế giới.

Đặc Điểm Của Trường Phái Biểu Hiện

Chủ nghĩa Biểu hiện nhấn mạnh quan điểm, góc nhìn của cá nhân – khác với cách biểu hiện của chủ nghĩa thực chứng positivims (lấy hiện tượng, sự kiện làm cái “thực chứng”, làm căn cứ và đề cao khoa học tự nhiên trong việc lý giải tự nhên, xã hội, con người) và các phong cách nghệ thuật khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng (Impressionism).

Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism này đôi khi gợi nhắc đến angst (một dạng cảm xúc tiêu cực như lo lắng hoặc sợ hãi). Đặc trưng ban đầu dễ thấy nhất của Expressionism có lẽ là nỗi khổ đau về cả thể chất và tinh thần. Bạn có thể tham khảo các tác phẩm trong khoảng trước thế kỷ 19 để cảm nhận rõ nhất. Ví dụ Crucifixion Panel from the Isenheim Altarpiece (của Matthias Grünewald) hay The Temptation of Saint Anthony (của Martin Shongauer).

Vào cuối thế kỷ 19, sự nổi danh của 2 danh họa Edvard Munch (1863–1944) và Vincent van Gogh (1853–90) tô đậm hơn quan điểm khác biệt của trường phái Biểu hiện. Thay vì ca ngợi, tôn vinh cái đẹp, cái hài hòa, hài lòng vơi sự ngưỡng mộ hào nhoáng, họ đề cao những suy nghĩ, cảm xúc từ sâu trong nội tâm, thể hiện sự chống đối với thực tại đầy gồ ghề và bấp bênh. Có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm: Sunflowers (Van Gogh), The Scream (Edvard Munch), Crucifixion (Emile Nolde)…

Trong khi từ “expressionist” – biểu hiện được sử dụng theo nghĩa hiện đại ngay từ những năm 1850, nguồn gốc của nó được cho là có thể bắt nguồn từ các bức tranh nghệ thuật tên Expressionismes được trưng bày vào năm 1901 tại Paris của một họa sỹ vô danh Julien – Auguste Hervé. Một ý kiến khác cho rằng thuật ngữ này do nhà sử học nghệ thuật người Séc Antonin Matějček đặt ra vào năm 1910, ngược lại với chủ nghĩa ấn tượng: “Một người theo chủ nghĩa Biểu hiện mong muốn trên hết là được thể hiện bản thân. (Từ chối) những nhận thức trực tiếp của mắt để xây dựng nên các cấu trúc hình ảnh phức tạp của tinh thần… Những ấn tượng và hình ảnh qua tâm hồn con người như qua một bộ lọc, tách nó ra khỏi sự vây bám về vật chất để nhìn rõ hơn bản chất thần túy [và] sau đó được tinh lọc, đúc kết thành những dạng tổng quát hơn, mà có thể chép lại qua các thể thức và ký hiệu ngắn gọn, đơn giản.”

Những họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng nổi tiếng

Họa sĩ Camille Pissarro được mệnh danh là “cha đẻ của trường phái Ấn tượng”. Ông và Edgar Degas đã tham gia tất cả các cuộc triển lãm theo trường phái Ấn tượng từ năm 1874 đến năm 1886.

Nam họa sĩ thường được biết đến với các bức họa phong cảnh đầy thú vị, cùng với cuộc sống thành thị ở Pháp. Ông mong muốn ghi lại cảnh quan hiện đại qua những hiệu ứng nhất thời của ánh sáng và màu sắc.

Claude Monet được cho là người nổi tiếng nhất trong số những họa sĩ theo trường phái Ấn tượng, cũng như là người duy nhất tiếp tục duy trì vẽ phong cảnh thiên nhiên trong suốt sự nghiệp của bản thân.

Trong thời kỳ đầu, ông cũng lựa chọn các đề tài trong cuộc sống hiện đại thường nhật. Tuy nhiên, đam mê chính của nam họa sĩ là tô vẽ quan điểm cấp tiến của bản thân về đề tài thiên nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm nổi tiếng của ông – Water Lilies.

Tác phẩm Water Lily Pond được André Masson nhận định như là “Nhà nguyện Sistine” của trường phái Ấn tượng. Bên cạnh đó, tác phẩm Impression, Sunrie và Water Lilies cũng là những tác phẩm mang tính biểu tượng của nam họa sĩ.

Mặc dù Edgar thường nhận định bản thân không đủ điều kiện trở thành một họa sĩ theo trường phái Ấn tượng, tuy nhiên, các nhà phê bình cũng như công chúng cho rằng ông là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu nhất của phong trào Ấn tượng ở Pháp.

Đến năm 1865, họa sĩ thay đổi hướng đi, tập trung khắc họa khung cảnh của cuộc sống hiện đại: từ những quán cà phê, nhà hát nhộn nhịp, trường đua ngựa đông đúc, đặc biệt là những vũ công ba lê mang đầy tính biểu tượng.

Dành tâm huyết cho việc nghiên cứu và thể hiện chuyển động một cách thực tế, ông nhận thấy các vũ công là chủ đề lý tưởng. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Edgar Degas đã tạo ra khoảng 1.500 tác phẩm trên các phương tiện truyền thông khác nhau về chủ đề này.

Sam Phillips (Phạm Tấn Xuân Cao dịch), 2023, Isms – Hiểu về nghệ thuật hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới.

Nhiều tác giả, 2021, Nghệ thuật – Art – Khái lược những tư tưởng lớn, Nhà xuất bản Dân Trí.

Trường phái biểu hiện là một trào lưu nghệ thuật, bắt đầu với các tác phẩm thơ ca và hội họa, có nguồn gốc từ Đức vào đầu thế kỷ 20. Đặc điểm điển hình của nó là phản ánh thế giới từ một góc nhìn chủ quan, “bóp méo” sự vật một cách triệt để để có hiệu ứng cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng. Các nghệ sĩ theo trường phái biểu hiện tìm cách thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm cảm xúc hơn là thực tế vật lý.

Trường phái biểu hiện được phát triển như phong cách avant-garde trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó khá phổ biến trong thời Cộng hòa Weimar, đặc biệt là ở Berlin. Phong cách này mở rộng sang nhiều lo ại hình nghệ thuật, bao gồm kiến trúc, hội họa, văn học, sân khấu, khiêu vũ, điện ảnh và âm nhạc theo trường phái biểu hiện.

Các Tiền Thân Trong Lĩnh Vực Trường Phái Biểu Hiện

Nhắc đến trường phái Biểu hiện người ta sẽ nghĩ ngay đến Vincent van Gogh và Edvard Munch; ngoài ra James Ensor, Sigmund Freud là hai họa sỹ được nhắc đến như tiền thân của trường phái Biểu hiện. Cụ thể trong quá trình hình thành có hai phong trào nổi bật đã tạo ra bước tiến lớn đối với sự phát triển của trường phái Biểu hiện:

Một là vào năm 1905, một nhóm bốn nghệ sĩ người Đức, dẫn đầu bởi Ernst Ludwig Kirchner, đã khởi xướng phong trào Die Brücke (hay The Bridge) ở thành phố Dresden. Phong trào này được cho là “người tiên phong” mở đường cho phong trào Chủ nghĩa Biểu hiện ở Đức.

Hai là vào năm 1911, một nhóm nghệ sĩ trẻ có cùng chí hướng đã thành lập Der Blaue Reiter (The Blue Rider) ở Munich. Cái tên này xuất phát từ bức tranh Der Blaue Reiter (Kỵ mã xanh) của Wassily Kandinsky năm 1903. Nhóm này gồm Kandinsky, Franz Marc, Paul Klee và Auguste Macke. Tuy nhiên, thuật ngữ Chủ nghĩa Biểu hiện không thật sự được quan tâm cho đến năm 1913. Mặc dù ban đầu, trường phái Biểu hiện được thể hiện chủ yếu qua hội họa, thơ ca và nhạc kịch trong phong trào nghệ thuật của Đức (1910 – 1930), nhưng tiền thân của phong trào này lại không phải là người Đức. Trong khi phong trào dần lắng xuống ở Đức do Adolf Hitler vào những năm 1930, người ta vẫn tìm được những tác phẩm theo trường phái biểu hiện.

Phong trào nghệ thuật biểu hiện được cho là bắt nguồn từ lĩnh vực văn chương thơ ca; sau mới mở rộng sang hội họa, kiến trúc, nhạc kịch, phim ảnh, âm nhạc, … Mặc dù trường phái này bắt đầu được biết đến rộng rãi vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhưng trước đó đã xuất hiện những tác giả và tác phẩm được cho là có hơi hướng của trường phái này. Một số gương mặt tiêu biểu phải kể đến: