Chưa có review nào, hãy trở thành người đầu tiên viết review về công ty Trung Tâm Anh Ngữ An Nhân Tâm
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AN NHÂN TÂM (ANT) - TRUNG TÂM ANH NGỮ AN NHÂN TÂM (AEC)
Số 138, Đường 138, Phường Tân Phú, Quận 9, Tp HCM
Chúng tôi, với đội ngũ giáo viên Người Nhật Bản dày dặn kinh nghiệm, đam mê với nghề. Đặc biệt giúp cho lao động có cơ hội giao lưu với người bản ngữ, mạnh dạn trong các hoạt động giao lưu văn hóa.
Melde dich an, um fortzufahren.
Nhân viên Văn phòng Trung tâm CSKH VIETTEL
TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT MỸ
Trụ sở chính : 85/31 Nguyễn Thế Truyện, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Khối Trường Mầm Non Việt Mỹ:
Cơ sở 1: 379 Thới Hòa, Ấp 5A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: 21-23 Thới Hòa, Ấp 5A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 3: 25 Thới Hòa, Ấp 5A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 4: 1038 Đường Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
27 Thới Hòa, Ấp 5A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Trung Tâm Ngoại Ngữ Phát Triển Việt Mỹ:
Cơ sở 1: 202 Thới Hòa, Ấp 5A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2 (đối diện Aeon Tân Phú): 337-339 Hương Lộ 3, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 570 712 - 02873 002 004
Email: [email protected]
Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh. Cũng như Tòa án, Trọng tài là cơ quan tài phán, có thẩm quyền xem xét luận điểm, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của các bên tranh chấp và đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp. Một số ưu điểm của Trọng tài là Phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm và thi hành ngay, thời gian nhanh và thủ tục giải quyết linh hoạt và Phán quyết Trọng tài có tính quốc tế nghĩa là có thể được công nhận, thi hành tại hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước New York năm 1958. Với việc ban hành pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, và đến Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, trọng tài thương mại đã có những bước tiến đáng kể và từng bước trở thành lựa chọn của các thương nhân, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài để giải quyết tranh chấp.
(NLĐO)- Chị Đặng Diệu Phương tiên phong trong việc kết nối cộng đồng nữ trọng tài viên, khẳng định vai trò, nâng cao năng lực của phụ nữ trong giải quyết tranh chấp.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi thú vị với nữ Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) về vai trò của phụ nữ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài cũng như câu chuyện đầy thú vị từ chị.
Phóng viên: Chào Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam – trước hết xin chúc chị luôn có nhiều sức khỏe, nhiều năng lượng để tiếp tục đóng góp, cống hiến, thể hiện được vị thế và vai trò của người phụ nữ Việt Nam. Chị có thể chia sẻ về vai trò và vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam và trên thế giới?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Vai trò của phụ nữ trong trọng tài thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Tại Việt Nam, mặc dù số lượng trọng tài viên nữ còn khiêm tốn so với nam giới, nhưng chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, với nhiều nữ trọng tài viên tham gia vào các vụ tranh chấp kinh tế quy mô lớn. Trên thế giới, tại các trung tâm trọng tài quốc tế như ICC, SIAC, và LCIA, phụ nữ đã đóng góp tích cực và có những bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được sự cân bằng, chúng ta vẫn cần nỗ lực nhiều hơn, không chỉ từ các trung tâm trọng tài mà còn từ chính các nữ trọng tài viên cũng như các Luật sư, chuyên gia pháp lý.
Phóng viên: Chị đánh giá thế nào về những thuận lợi và khó khăn mà phụ nữ gặp phải khi trở thành trọng tài viên?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Phụ nữ có nhiều lợi thế tự nhiên khi làm trọng tài viên, như khả năng lắng nghe, thấu hiểu và quản lý xung đột một cách khéo léo. Những phẩm chất này rất hữu ích trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng cơ chế trọng tài, khi cần cân nhắc mọi yếu tố từ các bên để đưa ra phán quyết công bằng. Tuy nhiên, phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Định kiến giới vẫn tồn tại trong một số lĩnh vực và môi trường, khiến phụ nữ có thể gặp khó khăn trong việc nhận được sự tin tưởng từ các bên tham gia tranh chấp. Ngoài ra, việc cân bằng giữa công việc chuyên môn và trách nhiệm gia đình cũng là một thách thức lớn mà nhiều trọng tài viên nữ phải đối diện.
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA)
Phóng viên: Tỷ lệ trọng tài viên nữ tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay là bao nhiêu, và có những chuyển biến nào đáng chú ý trong những năm gần đây?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Tại Việt Nam, tỷ lệ trọng tài viên nữ vẫn còn khá thấp, theo thống kê không chính thức chiếm khoảng 15-20% trên tổng số trọng tài viên; tính riêng tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) tỷ lệ trọng tài viên nữ chiếm 32%. Trên thế giới, tỷ lệ này cao hơn, dao động khoảng 20-30% tại các trung tâm trọng tài quốc tế lớn như ICC và SIAC. Năm 2023, 29,7% tổng số trọng tài viên được xác nhận hoặc bổ nhiệm trong các vụ việc của ICC là phụ nữ. Con số này thể hiện sự gia tăng dần dần so với các năm trước (28,6% vào năm 2022) và cho thấy những nỗ lực không ngừng hướng tới đa dạng giới tính. Trong số các bổ nhiệm này, 47% do các bên đề cử, 37% do Tòa Trọng tài ICC bổ nhiệm, và 16% do các đồng trọng tài viên đề cử. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, nhờ vào những nỗ lực từ các tổ chức quốc tế và sáng kiến thúc đẩy sự bình đẳng giới.
Phóng viên: Chị có thể chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân đáng nhớ nhất của chị khi làm trọng tài viên?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là khi tham gia giải quyết một vụ tranh chấp mà bị đơn là một công ty mà tôi đã làm việc cho họ 10 năm trước, tôi gặp lại chính anh sếp cũ của mình sau 10 năm nhưng đã ở vai trò khác. Trên thực tế, những tình huống như vậy thường dễ xảy ra và mang đến nhiều cảm xúc nhưng cốt yếu của Trọng tài viên là phải luôn độc lập trong quá trình giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết khách quan. Trọng tài không chỉ cần kiến thức chuyên môn, trải nghiệm thực tiễn mà còn cần đạo đức nghề nghiệp, sự nhạy bén và khả năng quản lý cảm xúc.
Phóng viên: VTA có kế hoạch gì để phát triển và hỗ trợ các trọng tài viên nữ trong tương lai?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: VTA đang tập trung vào việc phát triển các trọng tài viên nữ thông qua các dự án chuyên môn và tạo điều kiện để họ có cơ hội thể hiện vai trò, năng lực trong giải quyết tranh chấp. VTA có kế hoạch mang tính tham vọng là chủ trì dự án kết nối cộng đồng nữ trọng tài tại khu vực châu Á, nhằm tạo ra một không gian để các nữ trọng tài viên, luật sư và chuyên gia pháp lý giao lưu, phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Trên thế giới việc kết nối cộng đồng nữ trọng tài đã có từ hơn 03 thập kỷ, chúng ta có thể biết về ArbitralWomen; đây là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, thành lập tại Paris vào năm 1993, với mục tiêu kết nối và hỗ trợ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế. Từ năm 2000, tổ chức này đã phát triển mạnh mẽ và hiện có gần 1.000 thành viên đến từ hơn 40 quốc gia.
Bà Đặng Diệu Phương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) trong một hoạt động đối ngoại tại Hải Nam, Trung Quốc
Phóng viên: Theo chị, so với phụ nữ ở các quốc gia khác, phụ nữ Việt Nam có những điểm nổi bật nào khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Phụ nữ Việt Nam có những đặc điểm nổi bật riêng khi tham gia vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đầu tiên là tinh thần kiên cường và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường pháp lý và kinh doanh. Lịch sử của Việt Nam đã chứng kiến nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong gia đình, cộng đồng, và cả các doanh nghiệp. Điều này giúp phụ nữ Việt Nam có khả năng xử lý các tranh chấp một cách nhạy bén và quyết đoán, đồng thời luôn tìm kiếm giải pháp hòa giải hợp lý để các bên cùng có lợi. Phụ nữ Việt Nam thường có khả năng giao tiếp rất tốt, nhờ vào việc kết hợp giữa sự mềm mỏng và sự vững chắc trong lập luận, điều này rất quan trọng trong các cuộc đàm phán hay hòa giải. Tuy nhiên, so với phụ nữ ở các quốc gia có hệ thống trọng tài phát triển hơn, như Singapore, Pháp hay Anh, phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức về cơ hội tiếp cận các vụ tranh chấp quốc tế và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Chính vì vậy, chúng tôi cần thúc đẩy nhiều hơn sự đào tạo và hỗ trợ để phụ nữ Việt Nam có thể tự tin hơn trên trường quốc tế.
Phóng viên: Lời khuyên của chị dành cho các phụ nữ đang và sẽ trở thành trọng tài viên là gì?
Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Tự tin và không ngừng học hỏi. Trọng tài là một lĩnh vực yêu cầu sự kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và sự công tâm; lắng nghe bản thân, học hỏi để trở thành trọng tài viên và vẽ nên bức tranh về nghề trọng tài của chính mình, góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thể hiện vai trò của Người Phụ nữ Việt Nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp văn minh, tiến bộ và có tính quốc tế này.
Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA), Đặng Diệu Phương đã công tác và đảm nhận các vị trí là Luật sư Trưởng, Giám đốc Pháp lý tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bà Phương có bằng Cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP.HCM và Thạc sĩ Luật Kinh doanh Quốc tế tại BPP Law School, BPP University, Anh Quốc.
Năm 2023 và 2024, Bà Phương được vinh danh trong GC Powerlist Vietnam 2023, 2024 (các luật sư trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2023, 2024) bởi The Legal 500 - Tổ chức quốc tế uy tín có trụ sở tại Anh, chuyên phân tích, xếp hạng các đơn vị hành nghề luật và chuyên gia pháp lý.
-PV Sơn Nhung_Báo Người Lao động-
Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.
Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng Đại Việt (DAI VIET IDC) là Cơ quan phái cử người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Giấy phép hoạt động số 1072/LĐTBXH-GP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Khách hàng của DAI VIET IDC là những doanh nghiệp uy tín hàng đầu của Nhật Bản đến từ các vùng Kanto, Kansai, Chubu, Kyushu, Chugoku,… tuyển dụng Thực tập sinh kỹ năng với nhiều ngành nghề như cơ khí, xây dựng, nông nghiệp, bảo dưỡng ô tô, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, may mặc.
Ngoài công tác phái cử Thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản làm việc, DAI VIET IDC còn được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép phái cử Lao động kỹ năng đặc định (Tokutegino) sang làm việc tại Nhật Bản theo Công văn số 421/QLLĐNN-NBĐNA ngày 05/03/2020.
Về phái cử nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, DAI VIET IDC đã giới thiệu được nhiều kỹ sư cơ khí, xây dựng sang Nhật Bản làm việc, giúp cho các bạn thực hiện ước mơ đưa gia đình cùng sang Nhật Bản sinh sống và làm việc lâu dài.
Trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam (CoC – VN). Liên tục được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đánh giá xếp hạng Doanh nghiệp 5 sao từ năm 2016 đến nay.
Được Tổ chức Quản lý thực tập kỹ năng người nước ngoài của Nhật Bản (OTIT) chấp thuận là Cơ quan phái cử Thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.
Các thông tin được đăng tải trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản theo đường link sau: https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/CoquanphaicuvahiephoixkldVietNam.html
DAI VIET IDC JSC cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho người lao động trong suốt quá trình đào tạo, làm việc tại Việt Nam và Nhật Bản.
Psychub là đơn vị uy tín, có chuyên môn về cung cấp thông tin & dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần; nghiên cứu, tư vấn & đào tạo các kỹ năng theo khoa học thần kinh và khoa học hành vi, … phục vụ cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
Phòng tâm lý Saigon chuyên tham vấn – trị liệu tâm lý với các rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), stress, can thiệp cho trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động. Đặc biệt Psychub còn đào tạo và giám sát chuyên môn cho nhà thực hành và hỗ trợ chăm sóc tâm lý trong doanh nghiệp và tổ chức.
Đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm lâu năm khám điều trị trong các lĩnh vực chuyên khoa Tâm lý, Sức khỏe tâm thần:
Địa chỉ: SH07 Tháp Aqua 2, Tòa nhà Vinhomes Golden River, Số 02 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh