Người khuyết tật là người khiếm khuyết về mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hoàn toàn [1][2]. Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống[3]. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) [4]. Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của hai đạo luật này.
Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024
Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)
Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật
(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng
(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng
(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng
Quy định về xác định mức độ khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
(HNM) - Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo người cao tuổi và trợ giúp người khuyết tật với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về nội dung này.
- Việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc người cao tuổi của thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt kết quả khả quan. Xin ông chia sẻ thêm về việc này?
- Quan tâm, chăm lo người cao tuổi là việc làm thường xuyên, liên tục của thành phố. Toàn thành phố hiện có 1.069.456 người cao tuổi, chiếm 12,8% dân số. Người cao tuổi được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định như lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, đi xe buýt miễn phí... Tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia người cao tuổi, trong năm 2022, Hà Nội đã thực hiện trợ cấp hằng tháng cho 93.256 người cao tuổi, trong đó có 92.166 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; 299 người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng; trợ giúp khó khăn đột xuất cho 16.916 người cao tuổi. 175 hộ gia đình có người cao tuổi được hỗ trợ về nhà ở; 82 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của thành phố…
Cuối năm 2022, theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 955 người cao tuổi tròn 100 tuổi và 9.075 người cao tuổi tròn 90 tuổi. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo UBND thành phố trình Văn phòng Chủ tịch nước tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 100 tuổi; trình Chủ tịch UBND thành phố ký tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 90 tuổi vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đáng chú ý, nhân dịp Tết Quý Mão 2023, toàn thành phố đã trao tặng 1.625.772 suất quà đến các đối tượng xã hội với số tiền 813,8 tỷ đồng, trong đó có các suất quà giá trị dành tặng cho người cao tuổi, người khuyết tật, bởi đây là những đối tượng xã hội được thành phố quan tâm, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 16-12-2022 của UBND thành phố Hà Nội.
- Đối với công tác trợ giúp người khuyết tật, thành phố Hà Nội đã có những chế độ, chính sách gì, thưa ông?
- Hiện nay, thành phố có 111.173 người khuyết tật, chiếm 1,33% dân số. Người khuyết tật được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định, như trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh khuyết tật, đi xe buýt miễn phí, vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội... Trong năm 2022, thành phố đã thực hiện chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng cho 90.292 người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng; 14.198 hộ gia đình nhận nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp theo quy định hiện hành; 100% người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Thành phố có 7 cơ sở được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội ra quyết định công nhận là cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, được hưởng các chính sách ưu đãi như được vay vốn, miễn thuế thu nhập, tham gia các hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các lễ kỷ niệm, ngày hội, tọa đàm các mô hình doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật.
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật được nâng cao, bản thân họ đã tự tin, nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc để cải thiện cho cuộc sống của chính họ và giúp đỡ gia đình, tham gia vào các hoạt động xã hội, hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ thực hiện những giải pháp nào để người khuyết tật, người cao tuổi tiếp tục được tiếp cận các dịch vụ xã hội dưới các hình thức khác nhau, thưa ông?
- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; đồng thời, tập trung đánh giá kết quả thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền; đẩy mạnh việc phối hợp, triển khai thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện các mô hình câu lạc bộ liên thế hệ giúp đỡ nhau và các mô hình trợ giúp người khuyết tật.