Tiếp Khách Nước Ngoài

Tiếp Khách Nước Ngoài

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đăng thông tin lên các website Thương Mại Điện Tử B2B

Khi tiến hành đăng thông tin lên website thương mại điện tử B2B, doanh nghiệp cần hiểu rõ về đặc điểm của sàn thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (TMĐT) là các giao dịch thương mại được thực hiện trực tuyến. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn mua và bán thứ gì đó bằng Internet là bạn đã tham gia vào thương mại điện tử. Các website giao dịch TMĐT thường được gọi là sàn TMĐT.

Các loại thương nhân thương mại điện tử

Mô hình B2B – Business to business: giao dịch được thực hiện giữa hai doanh nghiệp

Mô hình B2C – Business to consumer: Giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng

Mô hình C2B – Consumer to business: Người tiêu dùng kinh doanh thương mại điện tử xảy ra khi một người tiêu dùng bán hoặc đóng góp giá trị tiền tệ cho một doanh nghiệp

Mô hình C2C – Consumer to consumer: Thương mại điện tử C2C xảy ra khi một thứ được mua và bán giữa hai người tiêu dùng

Các loại thương nhân thương mại điện tử

Mô hình G2B – Government to business: một công ty thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc phí của chính phủ trực tuyến.

Mô hình B2G – Business to government: Khi một thực thể chính phủ sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp.

Mô hình G2C – Consumer to government: Người tiêu dùng thanh toán phí, lệ phí, thuế… trực tuyến cho cơ quan Nhà nước.

Quản Lý Thông Tin Khách Hàng

Tìm đối tác nước ngoài để xuất khẩu

Làm thế nào để xuất khẩu hàng ra nước ngoài

Cách tìm thông tin công ty nước ngoài

Các trang web tìm kiếm khách hàng nước ngoài

Chuẩn Bị Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài

Trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ sâu nhất về cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Bước đầu để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp để PR sản phẩm ra thị trường nước ngoài là vô cùng quan trọng. Bởi hiện nay đa khách hàng nước ngoài thường tìm kiếm sản phẩm và tìm hiểu sản phẩm thông qua website của nhà cung cấp.

Vì vậy, website công ty chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp, tạo nên uy tín của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài. Đồng thời website cũng thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả bán hàng ra nước ngoài.

Vậy cần xây dựng website công ty như thế nào?

Khi xây dựng website công ty, doanh nghiệp cần lưu ý về những vấn đề gì?

Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ ở thị trường đấy, VD: Tiếng Trung, Tiếng Nhật…).Website công ty cần phải thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin liên lạc

Khi lên nội dung trên website, doanh nghiệp cần nêu được điểm nổi bật của công ty như về năng lực đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, sứ mệnh, phản hồi, đánh giá của các đối tác lớn.

Một số hình ảnh về website doanh nghiệp

Trước tiên, Profile công ty cần giới thiệu tổng quan về công ty gồm: logo; tên công ty; địa chỉ; slogan; hình ảnh nổi bật; các cột mốc phát triển; hoạt động, sự kiện tiêu biểu; các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ nhân sự) và các nhà máy (có hình ảnh, địa chỉ nhà máy, hệ thống máy móc, công suất của nhà máy,…) là tốt nhất.Profile cần có chi tiết về các dịch vụ, sản phẩm chính của công ty

Kể ra một số đối tác lớn, các thị trường chủ chốt của công ty, feedback của các khách hàng lớn để tạo sự tin tưởng cho người đọc.

Thông tin liên hệ của công ty: địa chỉ, SĐT công ty, hotline, email, website, … và một số kênh truyền thông như facebook, fanpage, linkedin, instagram,…

Profile nên làm bằng tiếng Anh hoặc có thể để song ngữ Anh Việt nhằm đồng thời phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước. Profile gửi cho khách hàng nước ngoài nên để định dạng PDF.

Tiến Hành Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài

1.Đăng thông tin Cty lên các website TMĐT B2B

2.Tìm kiếm KH từ những nguồn cung cấp thông tin Doanh nghiệp.

3.Tìm kiếm KH ở các trang mạng xã hội

4.Tìm kiếm KH thông qua việc tham dự các hội chợ, triển lãm

5.Tìm kiếm KH thông qua nghiên cứu thị trường

Khái Quát Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài

Để có thể tìm kiếm được đối tác nước ngoài, bạn nên làm theo quy trình để đảm bảo việc tìm kiếm khách hàng quốc tế một cách hiệu quả nhất.

Chuẩn bị tìm kiếm khách hàng nước ngoài

Dù là việc gì thì khâu chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng. Bản thân việc tìm kiếm khách hàng cũng vậy, có 2 cách để có thể tìm kiếm khách hàng nước ngoài:

Cách 1: chủ động tìm kiếm qua nhiều nguồn thông tin khác nhau

Cách 2: Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để khách hàng chủ động tìm đến (cách này hiệu quả cao hơn & cơ hội chốt hợp đồng sẽ tốt hơn so với cách 1). Vì chỉ khi khách hàng thấy sản phẩm doanh nghiệp cung cấp phù hợp, họ mới tìm đến, đây chính là cơ hội tốt cho nhân viên sale xuất khẩu có thể trao đổi, thỏa thuận hợp tác.

Vậy để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, Marketing cho mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần làm gì?

1.1.1. Xây dựng Website Công ty

Để đối tác nước ngoài biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, việc xây dựng website công ty là việc đặc biệt quan trọng.

1.1.2. Xây dựng profile giới thiệu Công ty

1.1.3. Tạo tài khoản trên Google My Business

Tìm kiếm khách hàng nước ngoài từ những nguồn cung cấp thông tin doanh nghiệp

Truy cập trang web của các nhà tổ chức hội chợ: Trong trang web của những đơn vị tổ chức hội chợ thường hay thể hiện thông tin khách mời, các doanh nghiệp tham dự triển lãm. Hãy tận dụng những thông tin này để tìm kiếm website của họ và email liên hệ để chào hàng

Mua thông tin dữ liệu từ hải quan hoặc các website bán data: Cách này sẽ phù hợp để nghiên cứu thị trường vì việc lần ra thông tin website hay email liên hệ của khách hàng khá khó và mất nhiều thời gian. Chưa kể một số khách hàng sẽ không có website để tìm kiếm

Tìm kiếm qua các cổng thông tin thị trường giữa Việt Nam và nước ngoài:

Việt Nam Export: https://vietnamexport.com

Cổng thông tin Thị trường nước ngoài VietnamExport.com là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Bộ

Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu.

Trang web này cung cấp nhiều thông tin về các cơ hội giao thương, danh sách các nhà nhập khẩu, thông tin về hội chợ triển lãm của hầu hết các ngành hàng.

Các trang web của thương vụ Việt Nam:

Một cách rất hay để giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác nước ngoài, đó là tham khảo thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng thông qua các website của thương vụ Việt Nam.

Chúng tôi thống kê một số website hiện đang kết nối & giới thiệu thương vụ phổ biến như:

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: https://www.vntousa.org/vn/

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: https://vietnordic.com/

Thương vụ Việt Nam tại Singapore: https://vntradesg.org/,...

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về khách hàng thông qua cục xúc tiến thương mại.

Website cục xúc tiến thương mại: https://www.vietrade.gov.vn/index.html

Trang web cung cấp thông tin về danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cơ hội giao thương (thông tin cần mua, cần bán), hội chợ triển lãm, các chương trình về xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia.

Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư: https://www.itpc.gov.vn/exporters

Đây cũng là trang web rất hữu ích, cập nhật thông tin về thị trường, ngành hàng, các cơ hội giao thương, tin tức, sự kiện & cẩm nang dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tìm kiếm khách hàng thông qua Tradeford.com

Tradeford không thể hiện thông tin đơn hàng nhưng thay vào đó là thể hiện thông tin khách hàng

Bạn sẽ phải tự liên hệ với khách hàng để hỏi về nhu cầu cụ thể của họ. Đối với tài khoản miễn phí bạn được phép gửi thư chào hàng chỉ cho một số khách cũ. Còn với tài khoản trả phí thì sẽ không bị giới hạn.

Tuy nhiên thông tin khách hàng có thể sẽ giảm lượt hiển thị đáng kể và thay bằng thông tin nhà cung cấp bất cứ lúc nào.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài. Mong rằng bài viết này của Xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/Hotline: 0904848855/0966199878

OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu

Khóa học Purchasing - Mua hàng thực chiến

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Cùng DOL phân biệt visitor, tourist và traveler nha! - Visitor (người ghé thăm): từ chung chỉ những người đến thăm một địa điểm khác, bất kể mục đích của chuyến đi là gì. Visitor có thể đến thăm một địa điểm khác để tham quan, nghỉ dưỡng, công tác, hoặc các mục đích khác. Ví dụ: Visitors to the museum can learn about the history of the city. (Khách tham quan bảo tàng có thể tìm hiểu về lịch sử của thành phố.) - Tourist (du khách): một loại hình khách tham quan, nhưng có mục đích chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, hoặc khám phá. Ví dụ: The tourists are enjoying their vacation in Phu Quoc. (Du khách đang tận hưởng kỳ nghỉ của họ ở Phú Quốc.) - Traveler (người du lịch, người đi xa): rộng hơn visitor và tourist, những người này thường dành thời gian ở một địa điểm khác lâu hơn visitor, và họ có thể đi đến nhiều địa điểm khác nhau trong suốt chuyến đi của mình. Ví dụ: I'm a traveler who loves to explore new places. (Tôi là một người du lịch yêu thích khám phá những địa điểm mới.)

Theo tin tức cập nhật từ nhật báo The Japan Times, từ tháng 10-2021 trở đi, chính phủ Nhật Bản sẽ chính thức dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 áp dụng tại Tokyo và 18 khu vực khác. Chính quyền nước này cũng xem xét dỡ bỏ tình trạng bán khẩn cấp tại các tỉnh còn lại và đưa đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, phục hồi kinh tế, sản xuất.

Tiếp nối chính sách dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và bán khẩn cấp tại các tỉnh, Nhật Bản cũng từng bước nới lỏng các quy định nhập cảnh và quy trình cách ly đối với du khách và lao động nước ngoài. Cụ thể, đối với các trường hợp đã tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19, khi nhập cảnh Nhật Bản chỉ cần cách ly tại nhà trong vòng 10 ngày, thay vì phải đi cách ly ở khách sạn và giảm 4 ngày so với quy định trước đó.

Sau một thời gian dài áp dụng chính sách cấm nhập cảnh để phòng chống dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) Nhật đã rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động. Các đơn vị này đã mong ngóng từng ngày để được tiếp nhận các nhóm lao động nước ngoài mới, phục vụ cho các kế hoạch sản xuất đang bị đình trệ. Ông Hironobu Akase, Quản đốc Công ty Cơ khí Toyo tại Nhật, chuyên phụ trách hướng dẫn thực tập sinh nước ngoài mới sang, cho biết: "Hằng năm, công ty tôi đón 4-5 đợt lao động Việt Nam sang làm việc theo diện thực tập sinh. Nhưng vì đại dịch Covid-19, chúng tôi chỉ tiếp nhận một nhóm 6 lao động vào đầu năm 2021. Công ty bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Số nhân sự hiện tại dù cố gắng làm thêm giờ cũng khó có thể hoàn thành kế hoạch. Việc tuyển dụng tại Nhật cũng có nhiều khó khăn nên một số hợp đồng với đối tác đã không kịp tiến độ, đành đợi các nhóm mới nhập cảnh".

Lao động xuất cảnh sang Nhật Bản ngay trong mùa dịch. Ảnh: NAM GIANG

Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã ra thông báo tạm dừng cấp visa cho lao động nước ngoài từ ngày 14-1-2021. Chính sách này đã làm gián đoạn việc xuất cảnh sang Nhật của hàng ngàn NLĐ Việt Nam đã gần hoàn tất thủ tục trước đó. Thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đóng băng suốt hơn 8 tháng. Trong khoảng thời gian thị trường bị gián đoạn, các DN XKLĐ Việt Nam đã tìm mọi cách để có thể tiếp tục hoạt động và đợi tình hình dịch bệnh ổn định trở lại. Các chính sách phỏng vấn, đào tạo online được linh động áp dụng trong thời gian giãn cách xã hội. Nhờ đó mà thị trường vẫn được duy trì cầm chừng, NLĐ vẫn có thể tranh thủ thời gian để tham gia và chờ đợi ngày xuất cảnh.

Đối với những nhóm đã trúng tuyển chính thức và chờ ngày xuất cảnh, NLĐ cần tiếp tục duy trì việc học tiếng Nhật và tìm cách tiếp cận các chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy Nhật Bản chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc phải tiêm vắc-xin khi nhập cảnh, NLĐ cũng không nên chủ quan. Việc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trước khi nhập cảnh không chỉ giúp bảo vệ NLĐ an toàn trước các nguy cơ lây nhiễm và còn giảm chi phí phát sinh khi nhập cảnh sang nước bạn. Đồng thời, với "hộ chiếu vắc-xin" trên tay, NLĐ cũng sẽ đỡ mất nhiều thời gian khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh ở cả hai đầu Việt Nam và Nhật Bản.

Chị Thạch Cẩm Nhi, 26 tuổi, quê ở Trà Vinh, trúng tuyển một công ty chế biến thức ăn đóng hộp ở Nhật vào tháng 12-2020 nhưng vẫn chưa được xuất cảnh, nói: "Khi biết được thông tin thị trường Nhật Bản sẽ mở cửa trở lại, tôi và gia đình rất vui. Tôi bị kẹt lại gần cả năm rồi, vì dịch Covid-19 nên cũng không thể tranh thủ làm thêm việc gì khác. Cả gia đình đều đang trông cậy vào tôi. Hiện tôi cũng đã được tiêm vắc-xin mũi 1 ở địa phương và đang chờ tiêm mũi 2 để hoàn tất thủ tục xuất cảnh sang Nhật".

Đối với những nhóm đang tham gia học tập và chuẩn bị phỏng vấn, NLĐ cần tranh thủ tận dụng những lợi thế linh hoạt mà hình thức phỏng vấn online mang lại để sớm được các công ty Nhật chọn lựa. Ngay sau khi có kết quả trúng tuyển chính thức, NLĐ hãy tranh thủ đăng ký tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 ở địa phương trước khi có chính sách mở cửa hoàn toàn và tiến hành nhập học trực tiếp tại các công ty XKLĐ. Riêng nhóm NLĐ đang có ý định tham gia chương trình đi làm việc nước ngoài hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin và các công ty uy tín để không bị các đối tượng xấu lợi dụng. Đây cũng là thời điểm nhiều quy trình phức tạp trước đây gây khó cho NLĐ đã được loại bỏ, giúp NLĐ tiết kiệm chi phí và thời gian tham gia chương trình. NLĐ cần tranh thủ tận dụng tốt những lợi thế này. Theo bà Trương Nguyễn Quế Chi, Giám đốc Công ty TNHH XKLĐ Texgamex - VN: "Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường XKLĐ quan trọng nhất của Việt Nam. Vì thế, tin tức nới lỏng chính sách nhập cảnh của chính phủ Nhật sẽ là động lực quan trọng, xóa bỏ tình trạng ảm đạm mấy tháng vừa qua. Các DN và NLĐ đều đang chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đáp ứng các quy định xuất nhập cảnh mới. Hy vọng Lãnh sự quán Nhật tại TP HCM sẽ sớm thông báo việc cấp visa và đường bay thương mại nhanh chóng hồi phục trở lại để giải quyết số lượng lớn NLĐ bị dồn ứ thời gian qua". Trong thời gian chờ đợi hướng dẫn chi tiết hơn, các DN XKLĐ nên tranh thủ thời gian để cập nhật cho NLĐ về các quy định mới của Nhật Bản, bảo đảm sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết cho việc nhập cảnh hợp pháp, an toàn, nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới.

42.818 lao động ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2021

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9 năm 2021 là 776 lao động, trong đó có 18 lao động nữ, đạt 22,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong tháng 9 gồm: Nhật Bản: 121 lao động; Đài Loan (Trung Quốc): 15 lao động nam; Hungary: 117 lao động (6 lao động nữ); Romania: 28 lao động (2 lao động nữ); Trung Quốc: 281 lao động nam; Serbia: 28 lao động nam; Hàn Quốc: 48 lao động nam; Singapore: 86 lao động nam và các thị trường khác.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 42.818 lao động, trong đó có 14.982 lao động nữ, đạt 47,57% kế hoạch năm 2021. Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong 9 tháng đầu năm gồm: Đài Loan (Trung Quốc): 19.350 lao động (6.486 lao động nữ); Nhật Bản: 19.051 lao động (8.235 lao động nữ); Trung Quốc: 1.425 lao động; Hàn Quốc: 702 lao động; Romania: 609 lao động (81 lao động nữ); Singapore: 454 lao động nam; Hungary: 403 lao động (98 lao động nữ) và các thị trường khác.