Bước 1: Chuẩn bị CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Một số lưu ý khi làm sổ tiết kiệm
1. Bao nhiêu tiền thì có thể gửi tiết kiệm?
Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm tại các ngân hàng Việt thường dao động từ 100.000 VND đến 1.000.000 VND
2. Sổ tiết kiệm có chuyển khoản được không?
Sổ tiết kiệm không phải là công cụ thanh toán nên không thể sử dụng để chuyển khoản trực tiếp.
3. Có cách nào rút tiền ra sớm nhưng không bị mất lãi suất tiền gửi không?
Trường hợp cần tiền gấp trước ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, khách hàng có thể cân nhắc 3 lựa chọn:
4. Sổ tiết kiệm đến hạn không rút có sao không?
Nếu sổ tiết kiệm đã quá hạn nhưng chưa kịp làm lại sổ mới, ngân hàng sẽ mặc định khách hàng tiếp tục gửi số tiền gốc và lãi với kỳ hạn cũ và lãi suất mới theo mức niêm yết tại thời điểm đó.
5. Cách kiểm tra sổ tiết kiệm còn hay mất?
6. Nếu chủ sở hữu sổ tiết kiệm qua đời, số tiền trong sổ có bị mất không?
Tiền gửi trong sổ không bị mất mà sẽ chuyển thành tài sản thừa kế. Những người thừa kế hợp pháp có thể nhận được số tiền này sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết.
7. Cần làm gì khi bị mất sổ tiết kiệm hay sổ bị rách?
Khách hàng cần báo ngay cho ngân hàng, mang theo giấy tờ tùy thân và điền vào mẫu báo mất/hỏng sổ. Ngân hàng sẽ tạm thời phong tỏa tài khoản và sau khoảng 7 ngày, nếu không có tranh chấp, khách hàng có thể rút tiền hoặc nhận sổ mới.
8. Ngân hàng Việt Nam có thể bị phá sản không?
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, pháp luật cho phép các ngân hàng thương mại hoạt động không hiệu quả được phép phá sản, nhưng từ trước đến nay, chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam bị phá sản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo và thực hiện nhiều phương án như phục hồi, mua lại giá 0 đồng, sáp nhập, chuyển giao bắt buộc… để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Một số trường hợp đã từng xảy ra: Southern Bank sáp nhập vào Sacombank (2015), DaiA Bank sáp nhập vào HDBank (2013), MDB sáp nhập vào Maritime Bank (2015), Vietcombank mua lại CBBank (2015) hay mới đây SCB bị chuyển giao bắt buộc.
9. Nếu ngân hàng bị phá sản có lấy lại được tiền không?
Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ được Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) chi trả tối đa 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi, bất kể số tiền gửi ban đầu là bao nhiêu.
Ngoài ra, nhà nước sẽ thanh lý tài sản còn lại của ngân hàng sau khi trừ các khoản nợ ưu tiên như chi phí phá sản, nợ lương, bảo hiểm… Số tiền còn lại sẽ được chia cho người gửi tiền, nhưng thường không còn nhiều.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Số 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 19006083 | Email: [email protected]
Bản quyền © 2022 thuộc về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Rút sổ tiết kiệm Sacombank là gì?
Rút sổ tiết kiệm là khi kỳ hạn gửi sổ tiết kiệm đã hết và bạn phải đến ngân hàng để làm thủ tục rút sổ hoặc khi có nhu cầu về tiền bạn cũng có thể đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm trước hạn.
Việc rút sổ tiết kiệm có thể thực hiện ở bất kỳ chi nhánh nào của Sacombank. Với mỗi hình thức rút sổ sẽ có cách thực hiện khác nhau:
Tất toán sổ tiết kiệm Sacombank
Tất toán đúng kỳ hạn là sổ tiết kiệm của bạn đã hết kỳ hạn gửi mà bạn đã lựa chọn. Lúc này bạn có thể đến các chi nhánh/PGD ngân hàng Sacombank để lấy tiền gốc và lãi theo đúng kỳ hạn về.
Nếu để quá hạn thời gian tất toán sổ, ngân hàng sẽ tự động gia hạn thêm kỳ hạn gửi tương ứng với kỳ hạn đã đăng ký lúc ban đầu. Số tiền gốc và lãi của kỳ gửi trước đó sẽ được cộng vào để gửi lại tại ngân hàng.
Khi có nhu cầu cần rút sổ tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng phải thông báo trước với ngân hàng để ngân hàng chuẩn bị số tiền. Theo đó, khi rút trước hạn khách hàng sẽ được ngân hàng Sacombank tính với mức lãi suất như sau:
Nếu thời gian gửi dưới 7 ngày: Lãi suất 0%
Rút tiền sau 7 ngày: Được hưởng mức lãi suất thấp nhất theo lãi suất gửi không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền.
Rút tiền trước hạn trong hạn tái tục: Lãi suất nhận là lãi suất thấp nhất không kỳ hạn.
Như vậy khi rút tiền từ sổ tiết kiệm Sacombank trước hạn sẽ không nhận được tiền lãi nhiều so với rút đúng thời hạn. Vì vậy khách hàng chú ý, nếu không thực sự cần thiết thì không nên rút tiền.
Tất toán sổ tiết kiệm trùng với ngày nghỉ, lễ
Trong trường hợp ngày tất toán trùng với ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật thì khách hàng có thể rời việc tất toán sổ sang ngày làm việc mới nhất của ngân hàng. Lãi suất vẫn sẽ được tính cho khách hàng vào những ngày nghỉ, lễ đó.
Thủ tục tất toán sổ tiết kiệm Sacombank
Khi tất toán sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch, khách hàng cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
Những loại giấy tờ tùy thân của khách hàng hoặc của tất cả khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua Người đại diện theo pháp luật, Người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp bằng các loại giấy tờ tùy thân của mình và của chủ sổ.
Nộp giấy lĩnh tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại Sacombank. Nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu mẫu chữ ký trên giấy lĩnh tiền để đảm bảo chính xác thông tin đã lưu tại ngân hàng.
Định nghĩa sổ tiết kiệm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Theo quy định trên, sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Sổ tiết kiệm (Hình từ Internet)
Thủ tục rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại tổ chức tín dụng được thực hiện thế nào?
Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì việc rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng được thực hiện theo thủ tục sau:
(1) Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).
Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
(2) Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.
(3) Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế.
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.
Người gửi tiền có được rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử hay không?
Việc thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Như vậy, người gửi tiền có thể rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Và tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Đồng thời thủ tục này phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Đây là cuốn sổ tiết kiệm đã được mở trước đó một khoảng thời gian: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm. Khi khách hàng có nhu cầu mở sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng cuốn sổ tiết kiệm đã mở trước đó sang tên khách hàng mới.
Phần lớn khách hàng làm sổ tiết kiệm lùi ngày là nhằm mục đích chứng minh tài chính. (Ảnh minh họa: TTX)
Ví dụ, tại thời điểm ngày 14/9/2023, khách hàng Nguyễn Văn A có nhu cầu mở sổ 500 triệu đồng lùi 3 tháng. Khi đó tại ngân hàng sẽ tìm khách hàng tên Trần Văn B đã mở sổ tiết kiệm 500 triệu đồng vào ngày 14/6/2023. Sau đó Trần Văn B làm thủ tục chuyển nhượng sổ tiết kiệm này cho Nguyễn Văn A và khách hàng Nguyễn Văn A đã có cuốn sổ tiết kiệm lùi ngày.
Tại sao phải làm sổ tiết kiệm lùi ngày?
Làm sổ tiết kiệm lùi ngày nhằm mục đích chứng minh tài chính cho những người có nhu cầu xin visa nhập cảnh vào một số nước yêu cầu chứng minh tài chính như Australia, Canada, Anh, Hàn Quốc...Hiện nay Đại sứ quán nhiều nước yêu cầu khách hàng cần chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm có thời gian gửi từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm mới được cấp visa, thị thực nhập cảnh vào nước đó.
Do đó nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ mở sổ tiết kiệm lùi ngày nhằm giúp khách hàng chứng minh tài chính dễ dàng hơn bằng cách chuyển nhượng một sổ tiết kiệm cũ có thời gian gửi tiết kiệm lâu sang cho người mới để đảm bảo đủ thời gian theo yêu cầu của Đại sứ quán.
Hướng dẫn cách mở sổ tiết kiệm lùi ngày
Điều kiện: Để mở sổ tiết kiệm lùi ngày, ngân hàng phải tìm kiếm được một sổ tiết kiệm khác có thời gian phù hợp theo yêu cầu (đã mở được 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm) và có sự đồng ý của chủ sổ cũ để ngân hàng tiến hành thủ tục chuyển nhượng.
Thủ tục: Khi có nhu cầu mở tiết kiệm lùi ngày, khách hàng mang theo các giấy tờ sau:
Chứng minh nhân dân bản gốc của người cần làm sổ
Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm
Quy trình mở sổ tiết kiệm lùi ngày
Để mở được sổ tiết kiệm lùi ngày, chỉ thực hiện ở một số ngân hàng nhất định, không phải ngân hàng nào cũng làm được. Theo đó, khách hàng chỉ có thể làm được sổ tiết kiệm lùi ngày tại những ngân hàng cho phép người gửi tiền chuyển nhượng sổ tiết kiệm với đặc điểm sau đây:
Ngân hàng cấp lại sổ mới cho người được chuyển nhượng
Sổ tiết kiệm mới được cấp lại vẫn được giữ nguyên ngày phát hành và ngày đáo hạn.
Sổ tiết kiệm mới được cấp lại không thể hiện bất kỳ một dấu hiệu nào cho biết đây là sổ đã được chuyển nhượng lại từ một người khác.
Khách hàng có thể làm sổ tiết kiệm lùi ngày theo quy trình sau:
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu tìm đến ngân hàng cung cấp dịch vụ làm sổ tiết kiệm lùi ngày.
Bước 2: Ngân hàng sẽ tìm sổ tiết kiệm phù hợp để tiến hành sang nhượng cho khách hàng. Tiếp theo là thực hiện chuyển nhượng sang tên sổ tiết kiệm
Bước 3: Khách hàng sẽ điền thông tin đầy đủ, chính xác vào giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm theo mẫu giấy chuyển nhượng của ngân hàng đó.
Bước 4: Bên thực hiện chuyển nhượng sổ tiết kiệm nộp lại giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm cùng chi phí theo yêu cầu của ngân hàng cấp sổ tiết kiệm.
Bước 5: Nhân viên ngân hàng sau khi nhận đầy đủ giấy tờ cần thiết sẽ tiến hành xác thực lại những gì đã được kê khai trong giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm và thực hiện các thao tác chuyên môn để chuyển nhượng sang tên cho khách hàng.
Việc chuyển nhượng hoàn thành, khách hàng sẽ có được sổ tiết kiệm lùi ngày theo nhu cầu.
Những lưu ý khi làm sổ tiết kiệm lùi ngày
Sổ tiết kiệm lùi ngày có tiền thật ở trong sổ không?
Thực chất của vấn đề sổ tiết kiệm lùi ngày là việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm vì vậy trong sổ tiết kiệm lùi ngày là có tiền thật 100%.
Làm sổ tiết kiệm lùi ngày có mất phí không?
Những ngân hàng làm sổ tiết kiệm lùi ngày đều thu phí của khách hàng, ngoài phí chuyển nhượng sổ khoảng 50.000 đến 100.000 VND thì khách hàng phải trả phí mượn sổ khoảng 2 triệu đồng đến 5,5 triệu đồng tùy giá trị của cuốn sổ tiết kiệm lùi ngày.
Việc chuyển nhượng sổ có giữ lại thời gian trước đó không?
Việc chuyển nhượng vẫn giữ lại thời gian đã gửi tiết kiệm trước đó, chỉ thay đổi tên người sở hữu, lãi suất và kỳ hạn của sổ tiết kiệm vẫn giữ nguyên.
Có rút được tiền từ sổ tiết kiệm lùi ngày không?
Khi bạn sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính để mở sổ tiết kiệm lùi ngày, ngay tại thời điểm ký vào giấy nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm từ người khác thì bạn cũng phải ký luôn giấy phong tỏa sổ tiết kiệm và giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm sang tên người khác. Thực chất là bạn không có tiền để mở sổ tiết kiệm, tiền trong sổ tiết kiệm là tiền của người khác vì vậy để đảm bảo an toàn cho người chuyển nhượng thì bạn phải ký hai giấy tờ trên.
Sổ tiết kiệm sẽ được phong tỏa trên hệ thống ngân hàng toàn quốc trong khoảng thời gian nhất định thường là 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng. Đây là khoảng thời gian để bạn nộp hồ sơ phỏng vấn xin visa tại lãnh sự quán.
Thực chất của vấn đề sổ tiết kiệm lùi ngày là việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm. (Ảnh minh họa: Vietinbank)
Hết thời gian phong tỏa sổ tiết kiệm, căn cứ vào giấy chuyển nhượng đã ký từ trước ngân hàng sẽ tự động chuyển nhượng lại sổ tiết kiệm sang tên người khác (người chủ thực sự của sổ tiết kiệm).
Trên đây là các thông tin về sổ tiết kiệm lùi ngày và cách mở sổ tiết kiệm lùi ngày bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, sổ tiết kiệm lùi ngày chủ yếu dành cho những khách hàng cần chứng minh tài chính khi xin visa, thị thực nhập cảnh quốc gia khác nhưng bản thân khách hàng đó không có sổ tiết kiệm đạt tiêu chuẩn như yêu cầu của bên Đại sứ quán.