Nhóm Ngành Ngôn Ngữ Gồm Những Ngành Nào

Nhóm Ngành Ngôn Ngữ Gồm Những Ngành Nào

Ngoại ngữ được xem là yếu tố không thể thiếu trên hành trình vươn đến thành công ở bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ ngày càng tăng cao, tạo nên sức hút cho nhóm ngành ngôn ngữ. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo nhóm ngành này, trong đó phải kể đến Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF). Vậy nhóm ngành ngôn ngữ tại UEF gồm những ngành học nào, các bạn thí sinh hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành ngôn ngữ Anh gồm những chuyên ngành nào?

Ngôn ngữ Anh được hiểu là ngành nghiên cứu tổng thể về tiếng Anh ở các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Bên cạnh đó, người học ngành Ngôn ngữ Anh còn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội con người ở các quốc gia dân tộc có sử dụng tiếng Anh.

Sinh viên nên tìm hiểu rõ Ngành ngôn ngữ Anh gồm những chuyên ngành nào để xác định đúng mục tiêu học tập

Để đáp ứng nhu cầu việc làm, trong quá trình học, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh còn được đào tạo các kiến thức liên quan đến tài chính kinh tế, quản trị kinh tế, du lịch, sự kiện, giảng dạy… Tùy vào mục điêu đào tạo tại các trường, ngành ngôn ngữ Anh được chia thành nhiều chuyên ngành sau: Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh truyền thông, Biên - Phiên dịch tiếng Anh, Lý luận và giảng dạy tiếng Anh,...

Cơ hội việc làm ngành ngôn ngữ Anh dành cho sinh viên hiện nay như thế nào?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh bạn có thể lựa chọn nhiều công việc hấp dẫn như:

Mức lương ngành ngôn ngữ Anh mà các doanh nghiệp, công ty trả cho nhân viên rất hấp dẫn, tùy theo các yêu tố về kinh nghiệm, trình độ, vị trí,… Nhưng có thể thống kê được con số như sau:

Xem thêm: Góc giải đáp: Học ngôn ngữ anh có khó không?

Ngành ngôn ngữ học là ngành gì?

Ngành ngôn ngữ học (tiếng Anh là Linguistics) là ngành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên về ngôn ngữ học (ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp), về văn hoá các dân tộc ở Việt nam, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học; để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và trong công tác quản lí nhà nước về ngôn ngữ học. Giúp trau dồi kiến thức lý thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người.Ngoài việc được đào tạo về lý thuyết Ngôn ngữ học, sinh viên còn được học thêm các kĩ năng bổ trợ như: giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Từ đó, giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh chóng với công việc sau khi ra trường. Ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên về khả năng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, quản lí về ngành ngôn ngữ học; giúp người học có thể trau dồi thêm kiến thức ở bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội

Điểm chuẩn các ngành ngôn ngữ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội 2021

Ngành Ngôn ngữ Nhật gồm những chuyên ngành nào?

Ngành Ngôn ngữ Nhật là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập tiếng Nhật bao gồm 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Song song đó, ngành học này còn cung cấp các kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế, đất nước và con người Nhật Bản.  Tùy vào mục tiêu đào tạo mà ngành Ngôn ngữ Nhật tại các trường đại học có thể được chia thành các chuyên ngành như: Tiếng Nhật kinh tế - thương mại, Tiếng Nhật biên phiên dịch – du lịch, Giảng dạy tiếng Nhật,…

Học ngành Ngôn ngữ Nhật gồm những chuyên ngành nào? đâu sẽ là lĩnh vực phù hợp nhất với bạn?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ anh hệ từ xa – Đại học Mở Hà Nội

Nếu bạn đang tìm kiếm một trường đại học chất lượng để học ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Mở Hà Nội chắc chắn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Trường có chương trình học tiên tiến và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, bao gồm cả học sinh mới bắt đầu học và người đã có kinh nghiệm trong việc học ngôn ngữ Anh.

Nếu bạn là người đang đi làm và muốn cải thiện trình độ tiếng anh, muốn sở hữu một văn bằng đại học ngôn ngữ Anh có giá trị. Đừng lo Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến – Đại học Mở Hà Nội sẽ là sự lựa chọn tuyệt với dành cho bạn. Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí, mà khối lượng kiến thức và giá trị văn bằng vẫn tương tương với bằng hệ chính quy.

Vậy còn ngại ngần gì mà không nhanh tay đăng ký để các thầy chô nhà trường tư vấn miễn phí chi tiết nhất cho bạn nhé. Ngoài ra, nhà trường cũng đang tuyển sinh các ngành học hot như:

Ngành ngôn ngữ Anh – Ngành học có “vô dụng” như lời đồn?

Có nhiều lý do dẫn đến việc các bạn trẻ “gắn mác” học ngành Ngôn ngữ Anh là “thường thôi”, trong đó phải kể đến lý do “quen mặt” của ngành Ngôn ngữ Anh. Lại thêm suy nghĩ tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh chỉ làm giảng viên, biên phiên dịch đã vô tình làm cho ngành học này trở nên giảm độ “sáng giá” trong định hướng nghề nghiệp của rất nhiều bạn trẻ.

Ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên toàn cầu với 1,5 tỷ người nói tiếng Anh ở hơn 50 quốc gia. Trong thời buổi toàn cầu hóa, tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề nên biết tiếng Anh một cách bài bản sẽ là lợi thế không nhỏ dành cho các bạn.

Ngôn ngữ Anh được hiểu là ngành nghiên cứu tổng thể về tiếng Anh ở các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Bên cạnh đó, người học ngành Ngôn ngữ Anh còn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội con người ở các quốc gia dân tộc có sử dụng tiếng Anh.

Trong môi trường các doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và được cho là quan trọng nhất rõ ràng vẫn là tiếng Anh. Do đó, đây sẽ là lợi thế cho những bạn giỏi tiếng Anh một cách bày bản có cơ hội tìm thấy những vị trí công việc đáng mơ ước, tự tin hội nhập quốc tế và thành công trong cuộc sống.

Tùy vào mục điêu đào tạo tại các trường, ngành ngôn ngữ Anh được chia thành nhiều chuyên ngành sau: Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh du lịch, Tiếng Anh biên – phiên dịch, Tiếng Anh sư phạm,…

Xem thêm: Ngôn ngữ anh khối A1 học trường nào?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật tại UEF

Hiện Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật với 3 chuyên ngành là: Tiếng Nhật kinh tế - thương mại, Biên phiên dịch tiếng Nhật, Văn hóa du lịch Nhật Bản.  Chuyên ngành Tiếng Nhật kinh tế - thương mại gắn liền với việc nghiên cứu hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhật Bản, thuật ngữ chuyên ngành kinh tế. Đây là chuyên ngành lý tưởng cho những học viên có mong muốn theo đuổi sở thích làm việc tại các công ty – doanh nghiệp tại xứ sở Phù Tang. Các môn học không thể thiếu trong chuyên ngành Tiếng Nhật kinh tế - thương mại: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản, Nghiệp vụ ngoại thương, Đàm thoại thương mại bằng tiếng Nhật. Với những bạn có sở thích hướng ngoại, yêu thích văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản, muốn gắn bó với môi trường làm việc chuyên nghiệp và là cầu nối ngôn ngữ, văn hóa, du lịch,… giữa các quốc gia thì chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Nhật sẽ là chuyên ngành để bạn có thể bắt đầu hành trình chinh phục nghề nghiệp tương lai. Các môn học nền tảng trong chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Nhật như: Tiếng Nhật thực hành, Năng lực Nhật ngữ nâng cao, Lý thuyết biên phiên dịch tiếng Nhật, Kỹ năng biên phiên dịch tiếng Nhật. Dịch văn bản tiếng Nhật.  Chuyên ngành Văn hóa du lịch Nhật Bản: Với chuyên ngành này, bên cạnh kiến thức ngôn ngữ, sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo các kiến thức liên quan đến văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của đất nước Nhật Bản Các môn học nổi bật của chuyên ngành giảng dạy tiếng Nhật: Tổng quan du lịch Nhật Bản, Văn hóa Nhật Bản, Địa lý du lịch Nhật Bản, Tiếng Nhật du lịch ứng dụng, Kỹ năng hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật. Tại UEF, học viên được học tập trong môi trường đào tạo quốc tế, với trang thiết bị - cơ sở vật chất hiện đại. Thông qua chương trình đào tạo tiên tiến được cập nhật nội dung liên tục cùng phương pháp giảng dạy hiện đại trên thế giới, sinh viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công việc và xã hội. Đặc biệt, Nhà trường đã tiến hành ký kết hợp tác với những trường đại học uy tín và danh tiếng tại Nhật Bản như: Đại học quốc tế Kobe, Đại Ibaraki,… tạo thêm nhiều cơ hội học tập chuyển tiếp và việc làm cho sinh viên. Qua bài viết học ngành Ngôn ngữ Nhật gồm những chuyên ngành nào, hy vọng các bạn đã có thể định vị được lĩnh vực chuyên môn phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học ra sao?

Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc:

Sau khi học xong, sinh viên có thể thực hiện giảng dạy bộ môn cho sinh viên Việt Nam học tại các trường đại học, hoặc dạy văn học và Tiếng Việt tại các trường học phổ thông, hoặc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống khá nhiều nên nhu cầu nhu cầu học Tiếng Việt sẽ tăng cao. Tuy nhiên số lượng giáo viên dạy cho người nước ngoài lại không đáp ứng đủ. Do vậy, đây là một cơ hội việc làm rất tốt cho những sinh viên theo học Ngôn ngữ học. Một số đơn vị tuyển dụng giảng viên dạy ngôn ngữ:

sinh viên có thể thực hiện giảng dạy bộ môn cho sinh viên Việt Nam học tại các trường đại học, hoặc dạy văn học và Tiếng Việt tại các trường học phổ thông, hoặc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài

Công việc chủ yếu của nghiên cứu viên đó là nghiên cứu ngôn ngữ dưới nhiều góc độ và vị trí khác nhau. Các vấn đề mà nghiên cứu viên có thể tiếp cận đó là: ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học miền Bắc, ngôn ngữ học vị thành niên,.. Ngoài nghiên cứu thì những người nghiên cứu còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ. Biên soạn nên sách giáo khoa và từ điển cũng là công việc mà một Nhà ngôn ngữ học cần làm. Các đơn vị tuyển dụng nghiên cứu viên Viện Ngôn ngữ học:

Hiện nay đội ngũ ngũ nghiên cứu viên còn rất hạn chế về số lượng. Vì thế, các viện nghiên cứu luôn có nhiều đợt tuyển dụng. Do đó, các bạn sẽ không cần phải nghĩ nhiều đến vấn đề sinh viên ngành Ngôn ngữ ra trường làm gì.

Ngành học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức căn bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Sau khi học xong, bạn có thể áp dụng các kỹ năng viết lách, trình bày văn bản để làm một biên tập viên. Được trang bị kiến thức sâu sắc và căn bản về ngôn ngữ, sau khi học xong bạn sẽ có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng viết lách và trình bày văn bản. Dù làm trong nhà xuất bản hay làm trong đài truyền hình thì nhiệm vụ chính của biên tập viên là mang đến những sản phẩm có nội dung và hình thức hoàn hảo. Các công việc cần làm của BTV Lên ý tưởng cho sản phẩm xuất xuất bản: nội dung, hình thức thiết kế. Sửa chữa lỗi chính tả, ngữ pháp về nội dung, hình thức của tác phẩm. Đưa ra yêu cầu nội dung với xuất bản phẩm Yêu cầu của công việc BTV đó là nắm vững các kiến thức xã hội và có kỹ năng diễn đạt tốt. Do tính chất công việc cần đến sự tỉ mỉ và chính xác nên người BTV cũng cần có sự kiên trì và có khả năng phát hiện và xử lý lỗi sai chính tả một cách nhanh chóng. Tất nhiên, sự sáng tạo và khả năng viết lách tốt cũng là yêu cầu tối thiểu của nghề BTV. Các cơ quan tuyển dụng BTV:

Hậu tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như Biên tập viên ở các nhà xuất bản; biên tập viên và phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông

Công việc này khá phù hợp với các cử nhân ngành Ngôn ngữ học. Nhân viên hành chính văn phòng sẽ phụ trách hệ thống văn bản và các loại giấy tờ cần thiết của công ty, doanh nghiệp.

Làm việc tại trung tâm bệnh viện liên quan đến chữa trị bệnh lý ngôn ngữ

Ngày nay các chứng bệnh liên quan đến ngôn ngữ ngày càng nhiều. Cụ thể đó là rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, nói ngọng nói lắp,… Những cử nhân ngành ngôn ngữ ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức để hỗ trợ trị liệu, nghiên cứu các căn bệnh đó.

Cử nhân ngành ngôn ngữ ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức để hỗ trợ trị liệu, nghiên cứu các căn bệnh như rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, nói ngọng nói lắp,…

Đây là công việc dành cho những người yêu thích nghệ thuật và có tâm hồn lãng mạn. Khả năng phân tích chuyên sâu và kĩ năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ là điều kiện giúp các sinh viên ra trường trở thành các nhà phê bình hoặc sáng tác văn học. Sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc học cao hơn ở ngành ngôn ngữ hoặc các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác ở trong nước hoặc nước ngoài.