CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI PAL VIỆT NAM
Lắng nghe và nắm bắt tâm lý khách hàng
Khi thực hiện tư vấn cho khách hàng, họ sẽ hỏi bạn rất nhiều câu hỏi liên quan tới sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nhân viên tư vấn bán hàng cần lắng nghe và phân tích những dữ liệu từ khách hàng để nắm bắt tâm lý của họ. Như vậy bạn sẽ đưa ra sự tư vấn bám sát với những điều mà khách hàng đang cần, giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Sẽ có 2 kiểu khách hàng mà bạn có thể gặp phải. Với khách hàng thân thiện, dễ tính thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng để chốt đơn khá dễ dàng vì họ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần. Còn với những khách hàng khó tính thì bạn nên tư vấn ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng lan man.
Kiên trì và theo sát khách hàng của mình
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn theo sát và hiểu rõ khách hàng của mình cần gì, muốn gì, khả năng chi trả của họ như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nói chuyện để tạo thiện cảm và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Đồng thời hãy kiên trì tư vấn và nói chuyện với khách hàng. Tuy nhiên bạn đừng nên chỉ chăm chăm vào việc quảng cáo, chốt sales sản phẩm. Hãy nói chuyện với khách hàng dưới tư cách một người bạn và cho họ thấy sự chân thành và mong muốn mang lại những giá trị tốt đẹp nhất của bạn.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi tới bạn về công việc nhân viên tư vấn bán hàng. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển nhân viên tư vấn bán hàng với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Vì vậy nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề nghiệp này thì hãy ứng tuyển ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ những vị trí công việc HOT.
Nhân viên sale thị trường là gì? có khác Nhân viên sale?
Ngày đăng tin: 30/03/2023 21:24
Bạn đã khá quen thuộc với vị trí nhân viên sales trong lĩnh vực kinh doanh còn nhân viên sales thị trường thì sao? Dường như đây là cái tên khá lạ lẫm và không nhiều người biết đến vai trò cụ thể của công việc này. Muốn phân biệt được nhân viên sales và nhân viên thị trường để ứng tuyển hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu về các yêu cầu, kỹ năng của từng vị trí.
Nhân viên sale thị trường thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Với vị trí này, mỗi nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có yêu cầu cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung đều coi trọng ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, có thể "xông pha" được. Đôi khi, Nhân viên sale thị trường cũng có thể được xem là những "người mở đường", hỗ trợ rất nhiều trong nghiên cứu và mở rộng thị trường kinh doanh.
Nhân viên sale thị trường làm những công việc gì?
I. Nhân viên sale thị trường là làm gì? Mô tả công việc
Nhân viên sale thị trường còn có thể được gọi là Nhân viên kinh doanh thị trường hay Nhân viên thị trường. Có thể nói, Nhân viên sale thị trường là sự kết hợp giữa vai trò kinh doanh và tiếp thị - vừa nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, nhu cầu, xu hướng lại vừa tìm ra những cách thức, giải pháp để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kinh doanh/bán hàng. Đây cũng là vị trí đóng vai trò kết nối khách hàng và doanh nghiệp.
Mô tả công việc của Nhân viên sale thị trường:
Nghiên cứu thị trường đang kinh doanh, đối tượng khách hàng, hành vi tiêu dùng của họ.
Tìm hiểu về các xu hướng hiện tại, dự đoán xu hướng tương lai.
Tìm hiểu danh sách khách hàng tiềm năng, phân tích số liệu và mở rộng danh sách.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu, tư vấn và chốt sale.
Gửi số liệu thu thập được cho bộ phận kinh doanh và marketing, đề xuất giải pháp (nếu có) để xây dựng chiến lược kinh doanh, thúc đẩy các chiến dịch tiếp thị mới nhất.
Chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu doanh số khi được phân công.
Hỗ trợ Nhân viên kinh doanh, Nhân viên marketing.
Chuẩn bị bảng hỏi, bảng khảo sát để điều tra thị trường.
Đề xuất, thực hiện các chương trình hoặc sự kiện để khai thác thị trường mới, tiếp thị sản phẩm mới tại địa phương khác nhau.
Sẵn sàng đi công tác xa khi cần.
II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Nhân viên sale thị trường
Yêu cầu khi tuyển Nhân viên sale thị trường sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể nhưng thông thường ít khi cần ứng viên phải đúng chuyên ngành. Một số tiêu chí tuyển dụng cơ bản bao gồm:
Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Xuất nhập khẩu (một số công ty có thể chấp nhận Nhân viên sale thị trường tốt nghiệp trung học phổ thông).
Kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bán hàng, Telesales...
Kỹ năng công nghệ, am hiểu các công cụ, phần mềm hỗ trợ thu thập và phân tích số liệu nghiên cứu thị trường.
Kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo.
Sức khỏe tốt, có phương tiện đi lại.
Khả năng kết nối và xây dựng mối quan hệ.
III. Nhân viên sale thị trường khác gì với Nhân viên sale thông thường?
Công việc của Nhân viên sale thị trường có những điểm khác biệt nhất định so với Nhân viên sale thông thường, chủ yếu được phân biệt bằng các nhiệm vụ cụ thể. Mục tiêu của Nhân viên sales là làm sao để bán được càng nhiều sản phẩm, dịch vụ càng tốt, trong khi Nhân viên sale thị trường kiêm cả các vai trò hỗ trợ, nghiên cứu và phát triển thị trường.
Nhân viên sale (Nhân viên kinh doanh nói chung) bán sản phẩm, dịch vụ và thanh toán để tạo ra doanh thu ngay lập tức. Tổng số hàng hóa, gói dịch vụ được bán ra hàng ngày đều được gọi là doanh số bán hàng. Đối với người mua, họ cũng biết chắc chắn rằng sản phẩm, dịch vụ đó sẽ đáp ứng một số các nhu cầu cụ thể của họ. Nhân viên sale có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận và chốt đơn như bán hàng trực tiếp, giao hàng tận nơi, tiếp thị qua điện thoại và các hội chợ, triển lãm...
Sự khác nhau giữa sale thị trường và nhân viên sale là gì?
Trong khi Nhân viên sale chú trọng đến nghệ thuật tạo khách hàng tiềm năng và bán sản phẩm cho họ thì Nhân viên sale thị trường lại thiên về việc làm sao để tìm ra các kênh mới hoặc tận dụng các kênh hiện có để xây dựng, thay đổi quy trình kinh doanh hiệu quả nhất. Họ không chỉ bán hàng mà còn nghiên cứu để tạo ra nhận thức tích cực cho thương hiệu, phân tích hành vi người tiêu dùng để điều chỉnh các chiến lược.
Để tăng doanh số bán hàng trên thị trường thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có sự tham gia của khách hàng. Nhân viên sale thị trường chính là những người làm việc để tạo ra một kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Một khi có thể tạo ra và nâng cao nhận thức, bước tiếp theo sẽ là nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Nhìn chung, việc làm Nhân viên sale thị trường là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn khai phá các thị trường mới cũng như củng cố hiệu quả kinh doanh tại thị trường hiện có. Điểm hấp dẫn của công việc này là nó không yêu cầu trình độ đầu vào cao nhưng cung cấp nhiều cơ hội việc làm, thăng tiến và mức lương khá cao.
Nhân viên kinh doanh (Sales) là nhóm ngành cực hot và khát nhân lực trong vài năm trở lại đây. Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ giúp bạn hiểu rõ Nhân viên Sale là gì và những kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành nhân viên sales tài năng
Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ngành nghề đang “khát” nhân lực sale sẽ giúp bạn có một định hướng tốt nhất khi theo nghề.
THAM KHẢO: IELTS LANGGO TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Nhân viên sale là người làm việc trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, chịu trách nhiệm tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty hoặc tổ chức.
Một nhân viên sale cần có khả năng giao tiếp tốt, làm việc độc lập và có khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.
Mặc dù thời gian làm việc khá linh hoạt những công việc của một nhân viên Sales sẽ bao gồm nhiều đầu việc khác nhau. Vậy nhân viên sale là làm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo nhé!
THAM KHẢO: IELTS LANGGO TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
Để đạt chỉ tiêu về doanh số trong quá trình bán hàng, bạn cần biết cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau để tìm kiếm khách hàng như mạng xã hội, email, điện thoại, quảng cáo,...
Số lượng khách hàng tiềm năng là yếu tố quyết định doanh số bán hàng và sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chốt sale.
Trong ngành bán hàng, kỹ năng lắng nghe là vô cùng quan trọng. Việc lắng nghe không chỉ giúp người bán hàng hiểu rõ mong muốn của khách hàng mà còn tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Khi khách hàng cảm nhận được sự lắng nghe chân thành, họ sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn và dễ dàng hơn trong việc tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho họ.
Chính vì vậy, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng và tạo dựng thành công lâu dài trong nghề.
Kỹ năng thuyết phục là một kỹ năng then chốt giúp nhân viên sales chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, từ đó tăng doanh số và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Kỹ năng thuyết phục giúp nhân viên sale giải quyết các vấn đề và lo lắng của khách hàng. Khi bạn có thể thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ có nhiều khả năng mua hàng hơn.
Quyết định mua hàng của khách hàng thường phụ thuộc vào cảm xúc hơn là logic. Do đó, nhân viên sale cần có khả năng thuyết phục khách hàng bằng cách khơi gợi cảm xúc và tạo ra mong muốn mua hàng.
Là một nhân viên sale, bạn sẽ cần phải làm rất nhiều công việc khác nhau và cả thời gian hẹn với khách hàng. Chính vì vậy kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn sắp xếp được công việc một cách khoa học và đạt được hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi quản lý được thời gian, bạn sẽ tối ưu được những lợi thế và có thêm nhiều cơ hội với những khách hàng khác hơn.
Ngày nay, ngành sale không còn chỉ đơn giản là hoạt động của một cá nhân đơn lẻ mà đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bộ phận và cá nhân khác nhau. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò then chốt giúp nhân viên sale đạt được thành công trong công việc.
Khi các thành viên trong nhóm gắn kết và phối hợp hiệu quả, họ có thể chia sẻ công việc, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp đạt mục tiêu chung của cả nhóm.
Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm có thể cùng nhau brainstorm và đưa ra những giải pháp khác nhau cho các vấn đề gặp phải trong quá trình bán hàng.
Khách hàng thường có những lo ngại về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi nhân viên sales có kỹ năng xử lý vấn đề tốt, họ có thể lắng nghe, hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết những phản đối này, giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tiếp tục với quyết định mua hàng.
Thứ hai, việc xử lý vấn đề hiệu quả sẽ tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng thấy vấn đề của họ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, họ sẽ đánh giá cao dịch vụ và cảm thấy hài lòng.
Sự hài lòng này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ hiện tại mà còn khuyến khích khách hàng quay lại mua hàng và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho người khác.
Trong quá trình bán hàng, có thể phát sinh nhiều vấn đề bất ngờ. Nhân viên sales với kỹ năng xử lý vấn đề tốt có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp, đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
"Chốt sales" là kỹ năng quan trọng nhất trong bán hàng. Kỹ năng "chốt sales" là khả năng của nhân viên sales thực hiện các hành động cuối cùng nhằm đạt được mục tiêu bán hàng.
Đây là quá trình chuyển đổi sự quan tâm và sự thích thú của khách hàng thành một giao dịch hoàn tất, trong đó khách hàng chấp nhận mua sản phẩm hoặc dịch vụ và thực hiện thanh toán.