Nhạc Chế Cuộc Đời Tôi Điên Điên

Nhạc Chế Cuộc Đời Tôi Điên Điên

Visa điện tử Úc ( ETA) được cấp cho công dân các nước được quyền xin ETA khi muốn đi du lịch hoặc công tác sang Úc. Thị thực điện tử có thể được cấp tại các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Úc (trong giờ hành chính), hay bởi các hãng hàng không và đại lý có đủ khả năng cấp ETA, hoặc được cấp qua Internet. Không phải nộp đơn khi xin loại thị thực này. Thị thực ETA được cấp tự động khi trình một hộ chiếu còn giá trị của một nước có quyền được cấp ETA. Sẽ không có nhãn thị thực trong hộ chiếu của quí vị. Khi quí vị làm thủ tục khởi hành đi Úc, nhân viên hàng không sẽ khẳng định quí vị đang có một thị thực nhập cảnh có giá trị vào Úc.

Những Quốc gia Được cấp visa Điện tử úc.

Các hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam sau hiện tại đang có đủ khả năng cấp Visa điện tử Úc là: Qantas, Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Singapore Airlines, Cathay Pacific, Korean, Asiana, Pacific Airlines, Philippines, Thai Airways, Lufthansa, Lauda, Japan Airlines.

Visa điện tử (ETA) được cấp qua Internet, quá trình cấp visa chỉ diễn ra trong vài phút, được sử dụng để cấp cho các nhu cầu đi Úc trong thời gian ngắn như đi du lịch hoặc đi công tác ngắn ngày, chỉ một số đơn vị có quyền cấp ETA mới có thể cấp ETA.

Tuy hiện tại, công dân Việt Nam không thuộc nước được cấp ETA , nhưng công dân các nước đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có thể xin ETA tại các đơn vị được quyền cấp ETA Úc. Công dân của những nước không có quyền được cấp ETA (bao gồm Việt Nam) muốn sang Úc cần đọc thông tin về đi thăm Úc trên trang trang web chủ của Bộ Nhập cư và Quốc tịch (DIAC).

Để được tư vấn về Visa Úc vui lòng gọi điện đến Hotline 0906659179 để được tư vấn.

Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này, ở bên kia đường, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo được xây dựng. Có một thời, đây là nơi nhà thơ Bùi Giáng thường xuất hiện. Phan Nhiên Hạo trong bài viết Bùi Giáng Như Tôi Thấy có nhiều chi tiết khá lý thú:

Ông là một nhân vật khá nổi đình đám ở khu vực cầu Trương Minh Giảng. Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi.

Có lần tôi thấy ông mặc một chiếc áo chim cò rộng thùng thình. Chiếc áo rất mới có vẻ hàng ngoại đắt tiền, chắc ai đó ở nước ngoài về tặng ông. Nhưng chỉ vài hôm đã thấy chiếc áo trở nên cũ bẩn. Ðôi khi tôi bắt gặp ông ngồi dưới hành lang trong sân Vạn Hạnh, chỗ gần cổng. Ông nửa ngồi nửa nằm, tựa lưng vào cột. Dưới bóng cây phượng xanh mát, những lúc như vậy trông ông có vẻ tỉnh và buồn. Ông ngồi một mình, ánh mắt sau cặp kính cận dày nhìn xa xăm ra dòng xe cộ bên ngoài cổng trường.

Hình như Bùi Giáng không chỉ lang thang trong "lãnh địa" chợ Trương Minh Giảng và trường Vạn Hạnh. Một lần tôi thấy ông ở một chỗ khác, khá xa "nhà". Hôm đó trời mưa to, tôi đứng chơi trên lầu nhà một anh bạn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, đối diện một cái chợ, không nhớ rõ là chợ Vườn Chuối hay chợ Nguyễn Thiện Thuật. Trước chợ có một đống rác cao nghệu, đen xì, bục ướt và rất hôi thối. Bùi Giáng đang đứng cãi nhau với một bà bán hàng ngay cạnh đống rác.

Chắc ông phá phách gì nên bị bà này mắng xối xả, còn ông thì chỉ la ó những câu vô nghĩa để đáp lại. Nhưng ông cũng hoa tay múa chân vẻ khá hung hăng. Cuối cùng người đàn bà xô mạnh Bùi Giáng. Ông ngã chỏng gọng vào đống rác đen, miệng la bai bải. Cặp kính cận dày và cái thân hình lèo khoèo trong tư thế nằm ngửa khiến ông trông giống một con bọ ngựa bị bẻ chân. Dưới trời mưa tầm tã, ông có vẻ không gượng dậy được vì đống rác quá nhão. Còn người đàn bà vẫn tiếp tục chửi bới.

Tôi cũng đã thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng chỉ mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ phía dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc dài thò ra rồi thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang trong tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn... khỏa thân, quần áo cởi hết ra để bên cạnh. Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vội chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là một buổi "điểm tâm" đặc biệt cho cả ký túc xá.

Theo thầy Thích Nguyên Tạng (chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn), Bùi Giáng tự ghi tiểu sử của mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày 10/11/1993 như sau:

• 1928 - bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại

• 1933 - bắt đầu đi học a, b, c... trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý

• 1936 - học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn

• 1939 - ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân

• 1942 - trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế

• 1949 - nhập ngũ, bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ

• 1952 - vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm ... (TÂN VIỆT xuất bản)

• 1957 - TÂN VIỆT xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, giảng luận về Chu Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị.

• 1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)

• 2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu

• 3. Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)

• Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang

• Rong chơi như hài nhi (con nít)

• Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội đồng Thành phố đối xử thơ mộng thênh.

• Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc.....

• Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)

• Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao chùa chiền miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.

Trong tiểu sử tự ghi, ông có nhắc đến đích danh một vài người. Tuy nhiên, những người phụ nữ này được Bùi Giáng tôn vinh như là 'mẫu thân sinh đẻ ra mình', tuyệt không có chút gì là quan hệ nhục thể của tình yêu nam nữ, nhớ mong, hờn ghen, đau khổ, hẹn hò, mộng mơ như trong thơ tình của những nhà thơ khác.

Em buồn - toàn diện đèo bòng buồn theo

Em buồn - toàn diện thu vèo sang đông

Em về vĩnh viễn đêm mồng một giêng

Anh ngồi nốc rượu nốc phiền thiên thu

Thơ thần chất vấn dặm cù tình điên

Ngày xưa, nghệ sĩ Kim Cương được giới hâm mộ gọi là 'Kỳ nữ' và Bùi Giáng cũng là một trong những người đã 'mê Kim Cương như điếu đổ'. Nói về mối tình si của Bùi Giáng dành cho mình, Kim Cương đã thổ lộ:

Đúng hơn đó là mối tình thơ, như một thi sĩ cần một nàng thơ, mà nàng thơ thì bao giờ cũng nên là một hình ảnh không chạm tới được. Thi hứng được nuôi sống bằng tình yêu bị bỏ đói là vậy. Bùi Giáng là một thiên tài, nhưng ngô nghê say say tỉnh tỉnh. Nói là yêu thì bảo sao yêu được ông nhà thơ liêu xiêu, mình treo trái cây tòng teng. Hôm nào vui thì làm thơ tặng, tôi còn giữ cả chục bài, hôm thì ổng qua ổng... chọi đá. Thơ thì tôi cất giữ, người thơ tôi trân quý. Ngày ổng mất tôi chỉ biết cám ơn anh đã là một thi sĩ thiên tài, và đã cho tôi một mối tình đơn phương chung thủy suốt 40 chục năm trời.

Đối với Bùi Giáng, mối tình si của ông mang một sắc thái Tiên chứ không phải Tục:

Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây.

Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?

Kim Cương biết Bùi Giáng lúc khoảng 19 tuổi khi còn theo đoàn cải lương của bà Bảy Nam. Thật ra, ông chú ý đến KC trong một đám cưới của đôi bạn Hạnh - Thùy. Sau đám cưới, một hôm Thùy bảo KC: "Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị". KC trả lời: "Ừ, thì mời ổng tới".

Hóa ra là Bùi Giáng, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có "điên điên" như sau này. Bùi Giáng lui tới, mời KC lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi lại cầu hôn... Bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó "kỳ kỳ", bất bình thường, nên bà sợ.

Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói: "Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn KC mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi". Kim Cương ngần ngừ: "Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính...". Ý bà muốn hoãn binh. Nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt cháu tới. Trời ơi, hóa ra đó là thằng nhỏ mới... 8 tuổi. KC hết hồn. Thôi rồi, ổng đúng là không bình thường!

Bùi Giáng cũng bày tỏ lòng thương kính ni sư Trí Hải (1938 - 2003), có tên đời là Tôn Nữ Phùng Khánh, nên thường gọi bà là 'Mẫu thân Phùng Khánh'. Sau khi ông mất, Ni Sư Trí Hải có giảng cho Tăng Ni Phật tử về thâm nghĩa trong thơ ca của Bùi Giáng trong nhiều buổi giảng.

Nực cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân

Chiều xuân thơ mộng dưới trời bước đi

Có lần ông nói: "Phùng Khánh Mẫu Thân là mẹ Việt Nam, tôi là con dân Việt Nam. Vậy thì tất nhiên Phùng Khánh là mẹ của tôi vậy. Nếu tôi không nhận Phùng Khánh là mẹ, thì chẳng ra tôi là người Lào? Hoặc là người Cao Miên? Hoặc con dân Âu Mỹ ư? Huống nữa là: Phùng Khánh là bà mẹ loài người. Vậy Phùng Khánh là mẹ của tôi. Nếu tôi không phải là con của Phùng Khánh, thì chẳng ra tôi chẳng phải con người? Chẳng ra tôi là con vật?" (Đặng Tiến, Bùi Giáng Thi Sĩ Kỳ Dị, http://www.thanhnien.com.vn).

Thương quý ni sư Trí Hải, ông thương lây qua các ni cô khác, nhất là các ni cô ở chùa Dược Sư, nơi mà ông thường lui tới nghỉ chân, được ăn cơm chay lại còn được lì xì tiền tiêu vặt. Cảm nghĩa, cảm tình ông đã coi chùa Dược Sư là thơ mộng nhất, các ni cô là người hiền thục nhất, đẹp nhất trong giới nữ lưu.

Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang

Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân

Hai chữ 'tần thân' nhiều người không hiểu. Tự điển Hán Việt giải thích: Tần là luôn luôn và Thân là rên rỉ. Đọc bốn câu thơ lục bát của ông, mới thấy được cái tài hoa, cái xuất khẩu thành thơ, cái uyên bác trong tứ thơ của ông. Có lẽ chỉ thi sĩ 'Bùi Bàng Giúi' mới có thể giảng giải hết thâm ý của chính mình.

Theo Võ Đắc Danh, hồ sơ lưu trữ tại nhà thương điên Biên Hoà ghi nhận Bùi Giáng nhập viện hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai vào năm 1977, thời gian này Nguyễn Ngu Í vẫn còn trong bệnh viện, hai người cùng ở khu 3. Bệnh án của Bùi Giáng có đoạn ghi:

"Bệnh tái phát từ tháng 4/1969, có hôm thức suốt đêm để viết, nói huyên thuyên, chơi chữ, có khi la thất thanh, ý tưởng tự cao tự đại. Hay phát biểu ý kiến về những vấn đề chính trị, văn hóa trọng đại, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương. Tháng 3/1969 bị cháy nhà và cháy tất cả sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi ngày một nặng hơn..."

Cung Tích Biền kể: "Khoảng đầu thập niên 70 người ta đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa chữa cái bệnh 'đứng ngã ba nhìn ra ngã bảy'. Từ nhà thương điên trở ra, bữa gặp nhau thấy ông rất tỉnh. Bèn hỏi một câu thường tình: 'Nhà thương Biên Hòa trị cái tẩu hỏa hay nhỉ!'. Ông trả lời tỉnh queo: "Chữa trị quái gì đâu. Chẳng là ở ngoài mình thấy mình điên số một, khi vô nhà thương điên mới hiểu ra mình là đồ bỏ, điên nhí, điên tiểu thủ công nghiệp; trong nhà thương điên nhiều cha điên thượng thừa, điên vĩ đại hơn mình nhiều. Do vậy mà mình tự động thôi điên".

Miệng mồm lí nhí thằn lằn đứt đuôi

Mặt trời không mọc với người lem nhem

Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ

Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau

Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau

Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ

'Ông Điên' đã tự viết về mình như sau: "Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy".

Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ

Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng

Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời

Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên

(qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh)

Tiên hay Điên? Phải chăng Điên là một cách hành Thiền của Bùi Giáng? Và Điên cũng là cách né tránh đối diện với thực tại, thực tại thời chiến tranh Việt Nam, trước và sau 1975? Ta không thấy Bùi Giáng bày tỏ bất cứ chính kiến nào về thực tại đó như thơ văn đương thời. Bài thơ Về Quảng Nam được viết bằng ngôn ngữ đời thường thể hiện rõ thái độ né tránh ấy:

Chiêm bao tôi thấy tôi về Quảng Nam

Duy Xuyên, Tiên Phước, Hoà Vang, Thăng Bình...

Còn phong cảnh cũ khác xa những ngày...

Chỉ còn dáng núi chạy dài xa xa

Còn trong kỷ niệm bao la tuổi nào...

Tôi rời đất Quảng trở vào miền Nam

Bài thơ viết vội, dở dang lạ lùng

Nguyễn Minh Vương viết về Bùi Giáng: "Vậy Bùi Giáng là ai? Và ai là Giàng Búi? Câu trả lời đã được các bậc nguyên lão, những người đã cùng lăn lộn với lão trong cõi trần ai khổ lụy này giải mã. Lý lẽ của các vị thật hợp tình hợp lý. Với 'người thơ', tác giả đã nói lên cái tính bình dân của Lão Bùi, với 'Cuồng Bồ tát', tác giả khác đã nói lên tầm mức cứu độ chúng sinh của Giàng Búi thị hiện trong hình tướng của người điên, với 'thi sĩ kỳ dị', tác giả cho thấy sức sáng tác kinh hồn bạt vía cũng như những chiêu thức (ngôn từ) mà ông dùng trong thơ thì xưa nay chưa có ai nghĩ bàn đến. Có thể nói, Lão Bùi đã được nói rất nhiều, viết cũng rất nhiều, bàn cũng chẳng thiếu, thậm chí nhà văn Phạm Thị Hoài còn đề xuất một giải thưởng văn học mang tên Bùi Giáng trên talawas.org để tôn vinh. Như thế, kẻ hậu sinh này [Nguyễn Minh Vương] muốn nói, muốn viết về ông, cũng chỉ là múa rìu qua mắt thợ, thấy người sang bắt quàng làm họ".

Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn nói: "Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy!".

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10 – Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)

2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)

3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)

4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)

5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)

6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)

7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)

8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)

9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên... Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

Bài thơ sáng tác năm 1938, được in trong tập Thơ điên, sau đổi thành Đau thương. Tập Thơ điên gồm ba phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.

Thơ điên cũng là một trào lưu thời Thơ mới, do Hàn Mặc Tử khởi xướng. Ông nổi tiếng với những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, đôi khi là kỳ dị.

Khổ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

Theo GS Lê Trí Viễn, lời thơ khổ cuối nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình, nhưng ai có biết cho ai: "Ai biết tình ai có đậm đà".

Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, những mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái, còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: "Sao anh không chơi thôn Vĩ".

Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có gì buồn buồn: "Sương khói mờ nhân ảnh" đã là mù mịt mông lung, khuất lấp mất dạng, chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ, nghi hoặc nên càng buồn.

Khổ ba này chỉ tiếp nối và đi sâu vào mối tình, từ cái cách ngăn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy, từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ một đi dần tới sự xóa nhòa tất cả vào mơ, vào sương khói ở khổ cuối.

Ngoài nỗi buồn, bài thơ này có cái đẹp, đó là ngôi làng tiếng tăm, đẹp đất trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng là điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò.

Câu 5: Tên thật của nhà thơ Hàn Mặc Tử là gì?

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912, mất ngày 11/11/1940 tại nhà thương Quy Hòa, thành  phố Quy Nhơn, vì bệnh phong. Số phận bi thương và tài năng kỳ lạ. Hai mươi tám năm được sống ở trần gian mà bốn năm cuối đời đau thương vì tật bệnh, Hàn Mặc Tử vẫn đủ dựng một sự nghiệp độc đáo, tạo  riêng một trường phái trong cả nền thơ Việt Nam.

Người ta gọi thơ ông là thơ điên. Nhưng những bài được nhiều người biết lại là những bài trong trẻo, trong trẻo bậc nhất so với cả nền thơ hồi ấy: Mùa xuân chín, Đây thôn Vỹ Dạ, Tình quê… Trong trẻo đến mức tạo thành đặc điểm của thơ ông giai đoạn đầu: trời đất tinh khôi, không khí chưa hề bụi bặm, trong nắng có mùi hương, trong gió có âm thanh của nhạc:

Con người như đang trong cõi uyên nguyên của mùa xuân thứ nhất:

Có người trai mới in như Nguyệt

Đôi khi, như một phép màu, hình ảnh giản dị thân quen của đời sống thường ngày bỗng có sức gợi nhớ âm vang, phóng vào rất xa, rất xa, đầy ấn tượng. Chữ nghĩa quen, hình ảnh quen, nhưng cảm giác rất lạ:

Cái nhìn sáng tạo làm giật mình cả trời đất:

Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm

Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

Có lẽ cách cảm nhận táo bạo này, khi bằng thị giác, khi bằng xúc giác Da thịt trời ơi trắng rợn mình cộng với sự tự nhận của tác giả khi ông đặt tên tập thơ thứ hai là Thơ điên: Đau thương. Và nhất là ở vài năm cuối đời bút pháp ông lẩn vào siêu thực. Đã một thời gian dài, người ta lúng túng khi bình luận tài năng Hàn Mặc Tử. Tài thì tài rồi, có chỗ còn như thiên tài nhưng chỉ dẫn chứng loanh quanh một số bài trong trẻo đã nói trên. Tác phẩm chọn dạy cho học sinh trung học cũng chỉ Mùa xuân chín, Đây thôn Vỹ Dạ. Nhà phê bình Hoài Thanh, người sành Thơ mới vào bậc nhất, người đã biểu dương và tiên lượng tài năng khá chính xác các nhà thơ tài năng của thời điểm ấy, khi viết đến Hàn Mặc Tử, trong Thi nhân Việt Nam hồi 1941, ông nhận xét đúng mực và có lý từng tác phẩm của Hàn  nhưng ông né tránh bình luận bao quát về đóng góp của Hàn trong thế giới thơ điên. Ông kính cẩn thế giới ấy của Hàn nhưng xin phép khoanh lại. Ông viết: Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn. Xuân Diệu, một kiện tướng của phong trào Thơ mới và càng về sau này người ta càng thấy ông cũng rất cự phách trong thẩm định thơ thì có vẻ cảnh giác với chiêu thức từng xảy ra trong giới thơ là lộn sòng cái lập dị vào sự cách tân sáng tạo. Xuân Diệu viết, không nhắm trực tiếp vào Hàn Mặc Tử, nhưng khi đọc người ta nghĩ ngay đến tập thơ Thơ điên: “Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái độ của những chân thi sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười chân vừa nhảy miệng vừa kêu: tôi điên đây, tôi điên đây. Điên cũng không dễ làm như người ta tưởng đâu".

Buổi đầu làm thơ Hàn Mặc Tử còn viết những bài thơ theo luật Đường, niêm luật tề chỉnh, đối ứng già dặn nhưng hồn thơ thì mới, bạo, lãng mạn.

Năm 19 tuổi được ông già bến Ngự Phan Bội Châu họa thơ và biểu dương.

Hàn Mặc Tử, ngay ở tập Gái quê, tập thơ đầu tiên theo bút pháp Thơ mới, xuất bản năm 1936, tập thơ có nhiều bài bình thường, còn dấu vết của người mới viết nhưng đây đó, đã bộc lộ một cảm xúc lãng mạn vào bậc nhất trong phong trào Thơ mới. Mà lãng mạn đến cùng thì thành siêu thực. Một thứ siêu thực trực tiếp tự ngấm vào giác quan mà thành hiện thực. Đến tập Đau thương, được đặt tên là thơ điên thì những đặc trưng, cả tỉnh lẫn điên của Hàn đều hiện diện. Nhiều câu thơ lạ. Và đẹp. Và rất tinh khôi:

Hàn Mặc Tử lại giàu cảm giác, giàu đến mức lấn sang cả ảo giác: Từ Da thịt trời ơi trắng rợn mình đến Áo em trắng quá nhìn không ra là một bước biến hóa trong cảm nhận giác quan, màu trắng từ trực giác sang ảo giác. Hàn Mặc Tử có cách giao lưu với hư vô ít ai có. Ông nghe trong không gian, cũng bằng ảo giác:

Rơi tự thượng tầng không khí xuống

Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim.

Còn đâu tráng lệ những thời xanh

Chính cái phẩm chất lãng mạn đến cùng và những giác quan kỳ ảo trời cho ấy đã giúp Hàn Mặc Tử tạo những câu thơ ảo chồng lên ảo, người đời chưa quen, và cũng do tác giả sui, mới gọi nó là thơ điên.

Chắp tay tôi lạy cả miền không gian.

Đúng ra, lời điên mà ý tỉnh. Cái mảng “điên" nhất là mảng không gian trăng, nhân vật trăng. Trăng thành ám ảnh trong nội tâm thi sĩ. Thử lấy một vài đoạn điển hình “chất điên” Hàn Mặc Tử để thấy mạch tư duy của ông:

Cười như điên sặc sụa cả mùi trăng

Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng

Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến

Thịt da tôi sượng sần và tê điếng

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa

Vó tan thành vũng đọng vàng khô

Đấy là nỗi đau thương tồn tại trong dạng thức điên dại của ngôn từ vì chỉ ngôn từ điên dại mới nói được đủ cường độ của nỗi đau thương trong cõi giam cầm tật bệnh, cùng đường, tuyệt vọng của một hồn thơ đang tràn đầy niềm ham sống. Nhà thơ khạc hồn ra khỏi xác, xác bất động nên phải cho riêng hồn được phiêu diêu tìm đến xa vời kỳ ảo, nơi có người giặt lụa bên sông Ngân. Lụa là trăng, nước là trăng và người cũng là trăng: Người trăng ăn vận toàn trăng cả/ Gò má riêng thôi lại đỏ hườm. Thơ Hàn Mặc Tử hay nói tới màu đỏ của má, của môi, của hoa: đỏ tươi, đỏ hườm, đỏ máu như những điểm ấm nóng mang vị trần gian trong cảnh sắc lạnh âm u ma quái. Hình ảnh lạ, động từ bạo làm bật dậy những cảm giác sâu, mạnh, ấn tượng không phai nhạt. Trong bài Những giọt lệ 12 câu, mà có tới: Bao giờ mặt nhật tan thành máu/ Và khối lòng tôi đứng tựa si. Lại Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Lại nữa:

Sao bông phượng nở trong màu huyết

Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.

Hàn Mặc Tử có những ý thơ quái đản, giọng thơ hoảng loạn mà tình thơ rất xót thương, một nỗi xót thương thanh khiết, thấm thía, sâu vời vợi. Lời như mê sảng, như nói nhăng nhưng đọc xong thì ứa nước mắt (Say trăng, Rượt trăng, Trăng tự tử, Cô gái đồng trinh, Trăng vàng trăng ngọc, Hồn là ai...). Bút pháp ấy, ngoài Hàn Mặc Tử ra không thấy ở đâu. Làm thơ mà như bưng hồn mình ròng ròng máu chảy đặt lên trang giấy.

Sau tập Đau thương, thơ Hàn Mặc Tử như nghiêng về tôn giáo (Xuân như ý, Thượng thanh khí) và tình yêu (Cẩm châu duyên). Nhưng không phải là thơ truyền bá tôn giáo hay ca ngợi hạnh phúc của tình yêu. Đây là hai cõi ảo, Hàn Mặc Tử tự tạo cho mình bằng những mảnh vụn của đời thực. Thơ có ý, nhưng không mê đắm hay đúng hơn tác giả phải bày biện chữ để nói ra sự mê đắm chứ người đọc không tự cảm nhận được. Người đọc xót thương khi nhận ra: hai thế giới tự tạo này là nơi nương tựa cuối cùng của hy vọng, nó có sức cưu mang cho sự sống tác giả. Hoài Thanh có nhận xét về tác phẩm này: Hàn Mặc Tử chốc chốc lại ra ngoài biên giới thơ, lạc vào thế giới đồng bóng. Một nhận xét tế nhị về chỗ hụt hơi của bút pháp. Hàn không thể tự lừa mình để trốn số phận. Tác giả phải đối diện với số phận bi thương của mình nên cái thế giới thần tiên tự tạo ấy mới thành đồng bóng. Nó lộ diện là không thực. Xót thương là ở chỗ ấy.