This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.
Đề xuất, kiến nghị để cải cách hệ thống ưu đãi đầu tư
Theo Ngân hàng thế giới, các quốc gia khi xem xét xây dựng chính sách đầu tư có thể xác định 04 loại hình đầu tư dựa trên động cơ của nhà đầu tư bao gồm: (i) Tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên; (ii) Tìm kiếm thị trường; (iii) Tìm kiếm tài sản chiến lược; và (iv) Tìm kiếm hiệu quả. Đồng thời, các nước cũng cân nhắc 03 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư bao gồm: an ninh và sự ổn định chính trị, ưu đãi đầu tư và khả năng dự báo chính sách.
Đối với trường hợp của Việt Nam là nước có thế mạnh về an ninh và sự ổn định chính trị, vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương và cung ứng, độ mở của nền kinh tế lớn với 15 FTAs có hiệu lực. Các đặc điểm này cho phép Việt Nam có thể theo đuổi các chính sách để thu hút nhóm Tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn, có năng lực sản xuất và liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đó, các khuyến nghị với Việt Nam về cải cách ưu đãi đầu tư như sau:
Thứ nhất, đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư đột phá, có trọng tâm, trọng điểm, mang tính sàng lọc để lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, các dự án đầu tư có chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, R&D, bảo vệ môi trường...; danh mục ngành, nghề được áp dụng ưu đãi cũng phải có tính chọn lọc gắn với các lợi thế và định hướng ưu tiên chiến lược của quốc gia.
Thứ hai, nghiên cứu để đa dạng hóa chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng không phụ thuộc vào ưu đãi thuế theo thu nhập (miễn, giảm thuế như trước), mà cần kết hợp song song, vận dụng hợp lý cả ưu đãi theo thu nhập và ưu đãi theo chi phí như kinh nghiệm quốc tế để thu hút được những nhà đầu tư thế hệ mới, đi vào thực chất đầu tư làm gia tăng giá trị; đồng thời xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia với hệ thống ưu đãi đầu tư có chiều sâu, hấp dẫn, không "tụt hậu" với quốc tế.
Thứ ba, việc nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi thuế cần có sự tính toán đầy đủ các chi phí của việc áp dụng ưu đãi, trong đó cần thường xuyên xây dựng, công bố công khai các Báo cáo chi tiêu thuế và xem đây là một tài liệu bắt buộc trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cũng như các báo cáo ngân sách trung và dài hạn.
Thứ tư, việc thực thi chính sách ưu đãi về đất đai và hỗ trợ về đầu tư hạ tầng thiết yếu (điện, nước, giao thông) đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện để các nhà ĐTNN dễ dàng tiếp cận với các điều kiện cần thiết để khởi sự kinh doanh.
Thứ năm, trong ngắn hạn cần giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề ảnh hưởng Thuế tối thiểu toàn cầu, ngăn chặn nguy cơ dịch chuyển đầu tư ra khỏi Việt Nam của một số nhà đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó, cần nghiên cứu thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư, tập trung vào nhóm công nghệ cao. Dựa trên kinh nghiệm rút ra sẽ tiếp tục thực hiện cải cách dài hạn, bổ sung nhóm lĩnh vực mới để hưởng cơ chế ưu đãi theo xu thế quốc tế, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, và tình hình thực tế của Việt Nam.
Thứ sáu, trong dài hạn sẽ thực hiện cải cách ưu đãi đầu tư toàn diện, phục vụ cho các nhóm đối tượng phù hợp theo hướng không bỏ hoàn toàn hình thức ưu đãi theo thu nhập nhưng sẽ có sự áp dụng song song, xen kẽ do các chính sách ưu đãi theo thu nhập vẫn đem lại tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả cho nhóm các nhà đầu tư nhỏ và vừa, phổ cập được các dự án đầu tư vào địa bàn hoặc lĩnh vực con (sub-sector) cần khuyến khích.
Thứ bảy, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư là yêu cầu thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài, là yếu tố đảm bảo cho các chính sách được thực thi đúng và đầy đủ trên thực tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ của Bộ.
Ông Trần Duy Đông, sinh năm 1979 tại tỉnh Thanh Hóa, có bằng Thạc sĩ Chính sách công tại Nhật Bản, cử nhân kinh tế đầu tư và cử nhân tiếng Anh.
Bắt đầu công việc tại Bộ KH&ĐT năm 2002 với vị trí chuyên viên, Vụ Quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất (nay là Vụ quản lý các Khu kinh tế), năm 2014, ông Trần Duy Đông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ quản lý các Khu kinh tế; tháng 11/2018, ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ.
Tại Đại hội Đảng ủy cơ quan Bộ KH&ĐT hồi tháng 9, ông Trần Duy Đông được bầu làm Phó bí thư Đảng ủy.
Ngày 2/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm ông Trần Duy Đông giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT.
Như vậy, hiện Bộ KH&ĐT có 4 Thứ trưởng là các ông: Nguyễn Văn Trung, Võ Thành Thống, Trần Quốc Phương và Trần Duy Đông.
Thời gian qua, các Thứ trưởng của Bộ liên tục được Trung ương tín nhiệm, điều động bổ nhiệm đi luân chuyển tại các địa phương, ông Lê Quang Mạnh đi làm Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ nay đã là Bí thư Thành ủy Cần Thơ, ông Nguyễn Đức Trung làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và ông Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình.
Tại buổi Lễ trao quyết định, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị các lãnh đạo của Bộ nói chung và cá nhân tân Thứ trưởng Trần Duy Đông thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ, tiếp tục phát huy cao độ truyền thống đoàn kết của Bộ trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để huy động tối đa trí tuệ tập thể vào việc tạo dựng thể chế, cải cách, đổi mới, đề xuất mô hình mới về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo; tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, chương trình công tác để bố trí làm việc với các địa phương, đơn vị được phân công theo dõi, phấn đấu đi sâu đi sát cơ sở, làm việc trực tiếp để nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của anh em qua đó gợi mở, động viên, khuyến khích và lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời; luôn gương mẫu đi đầu trong công việc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, là tấm gương tiêu biểu về đạo đức, phong cách, lối sống truyền cảm hứng, tinh thần đổi mới, sáng tạo xuống các đơn vị tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn cơ quan và toàn ngành…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án tại quốc gia này.
Ngày 7-8/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào đã trực tiếp đi làm việc và tháo gỡ khó khăn một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án.
Cụ thể, đoàn công tác đến mỏ than Ka-lừm của Công ty Phon-sắc và địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ka-lừm của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam tại tỉnh Xê Công. Vị trí hai dự án cách biên giới Việt Nam khoảng 120km, qua cửa khẩu La Lay (Quảng Trị). Cụ thể, Mỏ than Ka-lừm có diện tích 770km2, thời gian hoạt động trong 30 năm và bắt đầu từ năm 2012, trữ lượng khoảng 800 triệu tấn. Hiện tại, năng lực khai thác tối đa hàng năm của mỏ khoảng 20 triệu tấn/năm, sản lượng bán than cho Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, Dự án Nhà máy nhiệt điện Xê Công đang tìm kiếm đối tác cho vay để góp vốn đầu tư và tham gia quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 4,06 tỷ USD (bao gồm 253 km đường dây truyền tải điện đến biên giới Campuchia). Công suất thiết kế khoảng 1.800MW và dự kiến khởi công vào tháng 4/2025. Dự án có thể vận hành thương mại Tổ máy 1 vào tháng 1/2028 và Tổ máy 6 vào tháng 1/2030.
Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã lắng nghe đại diện các doanh nghiệp trình bày dự án và một số vướng mắc, khó khăn.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến Tổ hợp khai thác mỏ bauxit và chế biến Alumin của Tập đoàn Việt Phương. Mỏ có trữ lượng bauxit dự báo khoảng 400 triệu tấn, diện tích mỏ khoảng 400km2, thời gian cấp phép 24 năm. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1 tỷ USD và kế hoạch xuất khẩu từ quý 2/2026.
Theo đại diện Tập đoàn Việt Phương, dự án có các sản phẩm chính là quặng khai nguyên và quặng tinh. Sản phẩm cuối cùng là Alumin đã trải qua chế biến, sử dụng công nghệ hàng đầu hiện nay là bay hơi ở nhiệt độ thấp. Đặc biệt, dự án đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, tiêu hao ít năng lượng, thải ra môi trường bùn đỏ khô đến 70%.
Lãnh đạo tập đoàn đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tạo điều kiện để tập đoàn triển khai dự án nhiệt điện Lakmang công suất khoảng 600MW nhằm có nguồn điện cho chế biến Alumin. Đây là tiền đề tạo ra một chuỗi giá trị từ than, quặng bauxit tới Alumin và nhôm. Dự án cũng có sản xuất hơi công nghiệp phục vụ cho Tổ hợp.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước có vốn đầu tư nhiều nhất vào Lào. Dự án Tổ hợp bauxit-Alumin của Tập đoàn Việt Phương không chỉ quan trọng với nền công nghiệp của Lào mà còn có ý nghĩa với quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bộ trưởng đánh giá cao Việt Phương đã lựa chọn công nghệ cao cho dự án, giúp tối đa hoá tài nguyên thiên nhiên, không phải xuất quặng thô, nguyên liệu thô mà đã chế biến Alumin, tiến tới sản xuất nhôm để xuất khẩu, tạo ra giá trị tốt hơn cho kinh tế Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cảm ơn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, ông Phết Phôm-phi-phác đã phối hợp, gỡ vướng mắc cho dự án.
Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Phương phải thực hiện và tuân thủ pháp luật địa phương, sử dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường và khai thác đến đâu hoàn thổ đến đó, trồng rừng lại cho địa phương. Công ty cần quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ cho ngân sách Lào, chăm sóc đời sống công nhân và người lao động, đặc biệt là công nhân Việt Nam sang Lào làm việc.
“Tôi mong chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn phát triển, nếu có khó khăn thì tháo gỡ vướng mắc. Dự án thành công là một minh chứng vun đắp quan hệ hai nước. Hy vọng dự án này sẽ là hình mẫu cho quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên tất cả các lĩnh vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.
Về phía Lào, Bộ trưởng Phết Phôm-phi-phác thống nhất việc thúc đẩy các dự án, củng cố các mối quan hệ hai nước. Ông cho biết Chính phủ Lào rất ủng hộ dự án đầu tư của Công ty Việt Phương. Với những vấn đề còn tồn tại, hai bên sẽ hướng đến mục tiêu chung, phù hợp với luật pháp của Lào và quốc tế.
“Tôi cũng nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về việc triển khai dự án sao cho hoàn thành tốt nhất, làm sao hai bên cùng có lợi ích, bảo vệ được môi trường. Lào sẽ tạo điều kiện tốt nhất, phù hợp pháp luật của Lào cho dự án cũng như các dự án khác của Lào,” ông Phết Phôm-phi-phác cam kết./.
Tính đến 20/5/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt trên 11,71 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới giảm 53,4%, nhưng vốn điều chỉnh và GVMCP tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 1483/QĐ-BKHĐT ngày 05/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ, cung cấp cho các Bộ, ngành, các địa phương, các tập đoàn, Ban quản lý dự án các dịch vụ đào tạo và tư vấn về đấu thầu.