Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), với tuyên bố nhập thất vô hạn định của Thiền Sư Hòa thượng Thích Thanh Từ, một lời nhất ngôn cửu đỉnh: “ Thệ không xuất thất, nếu đạo không minh.” Thế là khép đôi cánh cửa sài, toàn thể môn nhân một lòng mong đợi, quy ngưỡng lên non.
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thanh Từ là ai? Quê Thầy ở đâu?
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, có tên tục là Trần Hữu Phước, tên Pháp Danh là Thích Thanh Từ, sau này Thầy đổi lại tên húy là Trần Thanh Từ. Thầy sinh vào ngày hai tư tháng bảy năm 1924, tại quê hương, Ấp Tích Khánh, Xã Thiện Mỹ, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Cần Thơ xưa, nay thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Thân Phụ của Thầy là ông Trần Văn Mão, Thân Mẫu là bà Nguyễn Thị Đủ, Thầy sinh ra và lớn lên tại quê hương Vĩnh Long, Việt Nam. Thân phụ của Thầy, theo nghiệp Nho từ khi còn nhỏ, giữ nếp sống giản dị, thanh cao, ông là một tín đồ của đạo Cao Ðài. Mẫu Thân của Thầy là bà Nguyễn Thị Ðủ, quê quán ở Làng Thiện Mỹ, Quận Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Bà Nguyễn Thị Ðủ là một người chân chất hiền lành, làm ăn tần tảo, sớm tối tận tụy, hy sinh cả đời vì chồng vì con.
Thiền Sư – Hòa thượng Thích Thanh Từ, tuy là Thầy sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn cơ hàn, thế nhưng Thầy đã vượt lên chính mình, với những tố chất nổi bật riêng ngay từ khi còn thơ ấu, Thầy thích đọc sách, có chí xuất trần, trầm tính và ít nói, đặc biệt là Thầy hết lòng hiếu thảo với Phụ Mẫu, và thường xuyên đi làm việc thiện.
Năm Thầy lên 9-10 tuổi, Phụ Thân cho Thầy đi cùng lên Mốp Văn, Long Xuyên để thọ tang một người bác thứ 3 trong gia đình, Thầy Thích Thanh Từ lần đầu tiên được theo Cha đến thăm Chùa Sân Tiên, ở tận trên núi Ba Thê, để làm lễ cầu siêu cho bác. Nghe tiếng chuông chùa ngân vang cô tịch, giữa khoảng thinh không, duyên xưa gặp lại, tự bao giờ, như có một nỗi niềm giao cảm, đã khiến Hòa Thượng rung động, người bất thần xuất khẩu thành thơ:
Non đỉnh là nơi thú lắm ai, Cảnh đó nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu nhân tỉnh giấc, Văng vẳng chuông hồi quá bi ai.
Chí xuất trần của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, có thể nói rằng, từ đây đã nổi dậy. Thầy theo dòng đời chìm nổi và nhất là trong cuộc sống thời loạn lạc, Hòa Thượng thêm đau xót và thấm thía những nỗi thống khổ tận cùng của con người. Vì thế chí xuất trần của Đại lão Hòa Thượng càng thêm mãnh liệt hơn. Tâm niệm của Thầy luôn ấp ủ là, nếu tôi không thể làm một viên đan dược thần kỳ, để cứu tất cả các căn bệnh cho chúng sinh, thì ít ra tôi cũng là một viên thuốc bổ, có thể giúp ích cho nhiều người bớt khổ. Hữu quả ắt hữu nhân, cánh cửa Thiền Môn đã hé mở, con đường sáng đã đón Thầy rẽ sang từ hôm đó.
Hòa Thượng đã đến Chùa Phật Quang, làm công quả được 3 tháng, vào đúng ngày rằm tháng 7 năm 1949, khi nghe tiếng mõ tiếng chuông thúc giục và Thiền môn đã mở cánh cửa đón chào, Thầy quỳ lạy xin phép Phụ Mẫu cho mình đi xuất gia. Được Cha Mẹ đồng ý, nên Thầy Thích Thanh Từ thấy trong lòng vui mừng hớn hở, Thầy quay trở lại Chùa Phật Quang chính thức xuống tóc xuất gia, và được Sư Tổ Thiện Hoa, ban cho Thầy pháp danh là Thanh Từ. Khi ước nguyện bấy lâu của Thầy đã thành hiện thực, từ đó, Thầy theo Tổ công phu bái sám siêng năng, vừa học giáo lý, vừa dạy các em nhỏ những bài giảng về Phật pháp. Ngoài ra, Thầy còn Phụ Sư Tổ trong chùa, chăm sóc, trông nom hàng chục chú tiểu. Tuy công việc khá nhiều, nhưng Thầy vẫn để tâm học những bộ Kinh Thư.
Những thành tựu nổi bật đã đạt được, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
Đại Lão Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ, đã từng làm rất nhiều chức vụ quan trọng, trong Giáo Hội Phật Giáo, từ năm 1960 đến năm 1964, cụ thể như những chức vụ: Phó Vụ Trưởng Phật học vụ, Giáo Sư kiêm Quản Viện Phật học Huệ Nghiêm, Vụ trưởng Phật học vụ, Giảng Sư Viện Đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Từ Nghiêm, Dược Sư…
Sau lễ hoàn khóa, Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã xin phép Tổ Thiện Hoa được về ẩn tu trên núi. Khi này Thầy đã thật sự giã từ phấn bảng, giã từ Phật học viện, vì tứ chúng Thầy đã miệt mài cùng năm tháng, thế nhưng “Tăng Ni” hai tiếng vẫn xoáy sâu vào lòng Thầy, để sau này “Thầy Trò” lại gặp nhau, chút duyên ấy thêm càng son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, vào tháng tư năm 1966, đã dựng Pháp Lạc Thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi Thất lá, bốn thước đơn sơ vuông vức, với bộ Ðại Tạng Kinh, thế nhưng, một Thiền tăng nghèo đã ấp ủ, quyết nhận lại cho kỳ được, một hạt châu vô giá của chính bản thân mình.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ hiện tại còn sống không? Bị bệnh gì?
Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn Quốc, Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam lần thứ 8, đã suy tôn Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chính thức giữ ngôi vị Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng minh Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam. Đại hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2017.
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, hiện tại vẫn còn sống, nhưng vì tuổi của Sư Cụ khá cao, nên sức khỏe Cụ có phần rất yếu, vì do bệnh tuổi già. Cả một đời Cụ đã chu du trên toàn thế giới, để truyền bá tư tưởng Phật Pháp, và thành lập vô số những Thiền Viện, để làm nơi giảng dạy, những phương pháp Tu hành cho các Tăng – Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Tổng số Phật tử đã phát tâm quy y với Hòa Thượng là, 84.860 người, trong số đó có 9.600 người ngoại Quốc và 175.260 người trong nước.
Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Thanh Hóa là ai?
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp 25, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, sáng 6/12, đại biểu Nguyễn Thị Thúy An (huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết, trong những năm gần đây các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp xuất hiện nhiều, nhất là ở thành phố Vinh.
Qua phản ánh của dư luận và thực tế cho thấy nhiều cơ sở thẩm mỹ đang hoạt động trái pháp luật, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Đại biểu đề nghị bà Lê Thị Hoài Chung, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, làm rõ vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này, cũng như những giải pháp trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ.
Bà Lê Thị Hoài Chung, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An (Ảnh: Nguyễn Thành).
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, theo quy định hiện hành, bệnh viện thẩm mỹ do Bộ Y tế cấp phép hoạt động, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám đa khoa có thực hiện chuyên khoa thẩm mỹ do Sở Y tế cấp phép.
Còn lại các loại hình khác, bao gồm các cơ sở phun xăm, spa có sử dụng thuốc tê bôi, spa làm đẹp... không phải thuộc loại hình y tế và không thuộc sự quản lý của ngành y tế.
Bà Chung cho biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 550 cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, chỉ có một bệnh viện thẩm mỹ và 5 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thuộc loại hình y tế.
Về phân công, phân cấp sơ sở thẩm mỹ, theo quy định của UBND tỉnh Nghệ An, UBND các huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn phụ trách. Sở Y tế chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về thẩm mỹ.
"Trong thời gian qua, sau khi có thông tin dư luận và từ các cơ quan báo chí về các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, Sở Y tế phối hợp rất tích cực với các ngành chức năng vào cuộc, xử lý vấn đề.
Một số cơ sở tuy không phải là loại hình y tế nhưng trong quá trình thực hiện dịch vụ họ vẫn "lấn sân" sang những phạm vi mà theo quy định không được làm, gây ảnh hưởng về sức khỏe cho người nhận dịch vụ, thậm chí lừa cả tiền bạc", bà Lê Thị Hoài Chung thông tin.
Viện thẩm mỹ quốc tế Berry Clinic (có trụ sở tại TP Vinh, Nghệ An) bị khách hàng tố tự ý "sửa" tai khách, dẫn tới bị áp xe, phải nhập viện điều trị (Ảnh: Hùng Tiến).
Theo Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, trong năm 2024, từ đơn thư, phản ánh của người dân, Sở đã phối hợp Công an thành phố Vinh xử lý, kiểm tra 10 cơ sở thẩm mỹ. Kết quả, ngành chức năng xử phạt 4 cơ sở, đình chỉ hoạt động 3 cơ sở và đóng cửa 5 cơ sở.
Để khắc phục tình trạng này, theo bà Chung, đầu tiên phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của người dân.
"Người dân hãy là khách hàng thông thái, chọn cơ sở có chất lượng, được thực hiện trong giấy phép", Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nói.
Đối với các cơ sở thẩm mỹ, theo bà Chung, phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức thực hiện đúng phạm vi về chuyên môn, nâng cao đạo đức, lòng tự trọng trong việc thực hiện dịch vụ và cung cấp dịch vụ có chất lượng, đảm bảo. Đặc biệt, khi có cơ sở vi phạm, phải truyền thông mạnh mẽ để người dân tránh.
Cùng với đó, ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện nghiêm công tác thanh, kiểm tra hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, do nhân lực mỏng, nên ngành y tế rất mong sự phối hợp của người dân trong giám sát, phát hiện và thông tin về các cơ sở thẩm mỹ có dấu hiệu vi phạm.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng đề nghị UBND các huyện thường xuyên rà soát, cập nhật, phân loại cơ sở có liên quan đến hoạt động thẩm mỹ để theo dõi; đồng thời chỉ đạo phòng y tế, các phòng ban tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các dấu hiệu vi phạm...
Đồng chí Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế cho đồng chí Lê Thị Hoài Chung.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An dự và trao Quyết định. Cùng dự có các đồng chí: Lê Đức Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và huyện Yên Thành.
Tại Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 1/11/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành giữ chức Giám đốc Sở Y tế. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2024.
Phát biểu chúc mừng tân Giám đốc Sở Y tế, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đánh giá, đồng chí Lê Thị Hoài Chung là cán bộ được đào tạo bài bản, có quá trình rèn luyện, có kinh nghiệm thực tiễn, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Đồng chí Lê Thị Hoài Chung có thời gian công tác trên 28 năm với nhiều vị trí công việc khác nhau, trong đó gần 21 năm trong ngành Y tế.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Thị Hoài Chung.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, đồng chí Lê Thị Hoài Chung được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tin tưởng, tín nhiệm, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều động, bổ nhiệm giữ cương vị Giám đốc Sở Y tế.
Đây là vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao để bản thân đồng chí tiếp tục nỗ lực xứng đáng với sự tin tưởng, tín nhiệm và yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung đề nghị tân Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung cần nhanh chóng bắt nhịp, chuyển trạng thái, tiếp cận công việc, chủ động triển khai các nhiệm vụ; phát huy tinh thần gương mẫu, sáng tạo, đổi mới trong lãnh đạo, quản lý ngành Y tế. Bởi hiện nay, Y tế là một trong lĩnh vực hết sức rộng, lớn, khó, sâu, yêu cầu cao.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế nói chung và đồng chí Lê Thị Hoài Chung nói riêng là thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đã xác định là xây dựng Nghệ An thành Trung tâm Y tế của khu vực Bắc Trung Bộ và phát triển hệ thống y tế của thành phố Vinh trở thành hạt nhân của Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng đề nghị ngành Y tế tạo điều kiện để đồng chí Lê Thị Hoài Chung tiếp cận công việc thuận lợi nhất. Duy trì tính đoàn kết, thống nhất, coi đây là yêu cầu tiên quyết, vì công việc chung để đồng chí Giám đốc Sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tân Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Lê Thị Hoài Chung
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Lê Thị Hoài Chung bày tỏ vinh dự, biết ơn và ý thức rất rõ về trách nhiệm quan trọng khi được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng, tín nhiệm điều động, bổ nhiệm chức vụ mới.
Trước yêu cầu ngày càng cao của toàn xã hội, trên cương vị mới, tân Giám đốc Sở Y tế xác định rõ nhiệm vụ, nhanh chóng tiếp cận công việc, học hỏi, nghiên cứu, đặc biệt tiếp thu đầy đủ và nghiêm túc những nhiệm vụ mà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giao, đưa vào kế hoạch hành động của bản thân ngay trong thời gian tới.
Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hoài Chung hứa sẽ cố gắng hết tâm sức cùng tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế xây dựng đoàn kết, quyết tâm, quyết liệt để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; đồng thời mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, các ban, sở ngành, địa phương, cùng tập thể ngành Y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 9-12, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa triển khai quyết định kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, do liên quan vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại sở này.
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu cũng đã triển khai quyết định kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Hoài Đảo, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh này.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu đã khởi tố, bắt tạm giam Huỳnh Thanh Phong (58 tuổi, Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính thuộc Sở Y tế Bạc Liêu), Lê Trọng Bằng (43 tuổi, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ Hợp Phú), Đỗ Mạnh (41 tuổi, ngụ TP Hà Nội) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngoài ra, công an còn khởi tố, bắt tạm giam Lê Minh Tuệ (59 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm trang thiết bị y tế T.D.) về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền".
Theo cơ quan chức năng, Phong đã có hành vi không đảm bảo công bằng, minh bạch trong đấu thầu nhằm tạo điều kiện cho liên danh Công ty CP Thương mại T&C Hà Nội và Công ty TNHH dược phẩm trang thiết bị y tế T.D trúng thầu. Qua đó, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 20 tỉ đồng.
Bằng chỉ đạo Mạnh thành lập hàng loạt công ty "ma" rồi tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm thuộc dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu như: máy CT scanner 128 lát cắt, máy chụp X-quang di động cao tầng, hệ thống nội soi tán sỏi tụy mặt ngược dòng…
Công an xác định Bằng và Mạnh có hành vi thỏa thuận với một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu, gây thiệt hại ngân sách nhà nước trên 20 tỉ đồng.
Cơ quan công an tống đạt các quyết định đến ông Phạm Minh An (bên trái ảnh)
Ngày 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (sinh năm 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các quyết định này đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Cơ quan chức năng xác định ông Phạm Minh An có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" ở gói thầu số 25 của Sở Y tế, đấu thầu thiết bị cho phòng mổ Hybrid chấn thương chỉnh hình, thuộc dự án trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu.
Trước đó, ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Tạ Quang Trường (sinh năm 1968, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex); khởi tố bị can, lệnh khám xét và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Huỳnh Tuấn Anh (sinh năm 1984, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tạ Thiên Ân) và Lê Hữu Lễ (sinh năm 1975, nguyên Trưởng Phòng Kinh doanh Dược phẩm và Trang thiết bị y tế - Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex) để tiếp tục điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đến ngày 19/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (sinh năm 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sơn Hà) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định liên quan đến gói thầu số 25, các đối tượng trên đã gây thiệt hại ngân sách hơn 18 tỉ đồng.
Thiền sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, là bậc cao tăng nổi tiếng thời hiện đại, của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Hòa Thượng là một nhà Đại Hoằng Pháp, là một dịch giả và tác giả về Phật học có danh tiếng, là người có công lao nhiều nhất, trong việc phục hưng Dòng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, mà ngày nay chúng ta đã thấy rõ sự phát triển và những công năng trong dòng Thiền đó. Tên tục của Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, là Trần Hữu Phước, sinh vào ngày hai tư tháng bảy năm 1924, tại quê hương, Ấp Tích Khánh, Xã Thiện Mỹ, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Cần Thơ xưa, nay thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Cả cuộc đời Hòa Thượng đã cống hiến hết mình cho Đạo Phật, Thầy đã chu du trên toàn Thế Giới, để truyền bá những kiến thức vi diệu trong Phật Pháp. Hiện tại Hòa Thượng tuổi đã khá cao, nên sức khỏe có phần rất yếu. Với bài tổng hợp này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về, tiểu sử bản thân, cuộc đời sự nghiệp và những thành tựu của Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ nhé.!