Ảnh Ghép Mặt Đón Tết Cho Bé

Ảnh Ghép Mặt Đón Tết Cho Bé

Cận cảnh những bông hoa đào tuyệt đẹp

Dân mạng khoe ảnh dọn nhà đón Tết

Năm mới cận kề và đến hẹn lại lên, công việc dọn nhà đón Tết khiến những ngày cuối năm của các bạn trẻ thêm bận rộn.

dọn nhà cuối năm dọn nhà đón tết dọn nhà đón năm mới dọn nhà năm mới tết

Tôi nghe bạn than thở rằng gần năm nào cũng phải vất vả dọn nhà lúc cận Tết, có khi Giao thừa vẫn chưa xong.

Tết đến ai cũng muốn nhà cửa được tinh tươm, gọn gàng, sạch sẽ, vì thế mọi người thường quét dọn nhà cửa, sắp xếp các vật dụng ngăn nắp, sơn sửa, làm mới các vật dụng. Thế nhưng không ít người thường để dành việc dọn dẹp những ngày cận kề Tết.

Nhìn thấy bạn bè mình người thì ngồi nhâm nhi ly rượu cuối năm với bạn bè, người thì xúng xính quần áo đẹp du xuân chụp hình... trong khi mình lại cặm cụi lau dọn nhà cửa mãi chẳng thấy xong, rồi thầm nghĩ sao người ta lại sướng thế, có thời gian thảnh thơi đến thế.

Có nhiều gia đình đã hoàn thành các công việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết. Và để việc vệ sinh nhà cửa trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn trong những ngày Tết, thì ngoài những việc phải dọn dẹp hàng ngày, bạn cần có kế hoạch cụ thể trong một hoặc hai tháng trước Tết.

Ngay từ khi tôi còn học cấp 3, tôi thường phụ ba làm những công việc dọn dẹp nhà cứa, lau chùi, sơn sửa... cả một tháng trước Tết. Đến khi gần Tết chỉ cần làm vệ sinh lại như những công việc cần làm hàng ngày mà thôi.

Sau này có gia đình riêng cũng vậy, tôi thường lên kế hoạch những gì cần làm cả tháng trước Tết. Như chủ nhật này sơn lại cánh cổng, chủ nhật tuần sau làm sạch sân thượng... hay hôm nay mình lau các cửa kính, tối mai mình sẽ làm sạch tay vịn cầu thang, tối kia sắp xếp tủ rượu...

Nếu trong hôm đó có việc đột xuất không làm đúng như kế hoạch thì phải làm bù vào. Do đó, thường một tuần trước Tết là cả gia đình chỉ dành thời gian để đi chợ hoa, mua sắm chứ không phải cặm cụi dọn dẹp, lau chùi.

Nếu bạn không muốn vất vả dọn dẹp trong những ngày cận Tết thì nên có một kế hoạch dọn dẹp nhà cửa cụ thể, khi đó ngày Tết không còn là nỗi sợ nữa, mà bạn sẽ mong chờ Tết đến nhường nào.

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn thuộc Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy đỏ hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.